L N HÃ ĐẠO CHI CỤC THUẾ Cáchộ cá Các h ộ cá
2.2.2.1. Quản lý thu thuế các doanh nghiệp NQD:
* Quản lý đối tượng nộp thuế:
Yêu cầu chung đối với việc quản lý ĐTNT là: Phải làm sao đưa hết số đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh vào diện quản lý thuế, và kịp thời nắm bắt những biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của đối tượng trong diện quản lý thuế để có những biện pháp thu phù hợp.
Thực hiện yêu cầu này, các nội dung chính phải làm trong quản lý ĐTNT đó là:
+ Hướng dẫn ĐTNT kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. + Lập hồ sơ theo dõi ĐTNT kịp thời nắm bắt những biến động (ngừng, nghỉ kinh doanh) và đôn đốc thu nhập thuế.
Ở Hà Tây từ năm 1991 đến năm 1998 toàn bộ các đối tượng nộp thuế thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được giao cho các chi cục huyện thị xã quản lý thu. Trong thời điểm này, việc quản lý đối tượng được thực hiện phổ biến theo mô hình chuyên sâu, tức là bố trí cán bộ chuyên quản các doanh nghiệp các hộ cá thể. Với mô hình quản lý này, cán bộ thuế thường xuyên bám sát cơ sở tăng cường kiểm tra, đôn đốc thu nộp, theo sát đối tượng phát sinh, kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn chứng từ...
Kết quả là hàng năm đã phát hiện và loại trừ các chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành, tăng lợi tức chịu thuế, tăng số nộp ngân sách.
Tuy nhiên mô hình quản lý này cũng bộ lộc nhiều hạn chế như:
- Do sự phát triển nhanh về số lượng và ngành nghề kinh doanh, cán bộ thuế không đủ sức bao quát hết các đối tượng nộp thuế trên địa bàn phụ trách.
- Dễ xuất hiện tình trạng sai phạm, tham ô, xâm tiêu tiền thuế ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách.
Từ năm 1999 đến nay, thực hiện các luật thuế mới, các doanh nghiệp tư nhân, công tác trách nhiệm hữu hạn HTX, tổ hợp tác và các hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, việc quản lý thu thuế được giao cho phòng quản lý thuế ngoài quốc doanh đảm nhiệm.
Như vậy, từ năm 1999 toàn bộ các DNNQD (315) có trên địa bàn tỉnh đều do Phòng thuế NQD (Cục) quản lý, các chi cục thuế huyện thị xã chỉ còn quản lý các hộ kinh doanh cá thể.
Việc thay đổi này là xuất phát từ tình hình thực tế: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chi cục còn nhiều hạn chế, việc quản lý các DN NQD gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp qui mô lớn, kinh doanh tổng hợp.
Tuy nhiên, sau hai năm phân cấp mặc dù đã thu được một số kết quả nhưng đã nảy sinh vấn đề: Cán bộ thuế không bám sát địa bàn, nhiều biến động về ĐTNT không kịp thời phát hiện...
Chính vì vậy từ năm 2001 việc phân cấp quản lý lại có sự thay đổi: Chuyển 313 doanh nghiệp về chi cục quản lý và phòng thuế NQD (Cục) chỉ còn quản lý các doanh nghiệp có qui mô kinh doanh lớn, quan trọng.
Năm 2002 trong tổng số 1182 doanh nghiệp NQD đã có mã số thuế, Cục thuế trực tiếp quản lý 360 doanh nghiệp, số thuế thu được là 18.147 triệu đồng. Các chi cục quản lý 822 doanh nghiệp, số thuế thu được là 9881 triệu đồng.
Trong thời gian này, ngành thuế đã thực hiện xoá bỏ mô hình quản lý "chuyên sâu, chuyên quản", chuyển sang mô hình hành thu 3 bộ phận theo đúng sự chỉ đạo của tổng cục thuế. Ba bộ phận quản lý thu gồm:
- Bộ phận quản lý đối tượng nộp thuế, đôn đốc thu nộp thuế (bộ phận quản lý).
- Bộ phận tính thuế, lập sổ thuế trình lãnh đạo cơ quan duyệt các mức doanh thu, mức thuế, phát hành thông báo thuế theo dõi thu nộp thuế (bộ phận quản lý căn cứ tính thuế).
- Bộ phận kiểm tra, thanh tra theo dõi xem xét việc thực hiện các quy trình công tác của các bộ phận quản lý uốn nắm xử lý theo quy định của luật (bộ phận thanh tra).
Đây là quy trình thu nhằm phát huy tín độc lập, tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của cả bộ phận quản lý và đối tượng nộp thuế, từng bước thực hiện, đối tượng nộp thuế, tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế vào kho bạc Nhà nước.
Thực tế cho thấy việc quản lý các DN NQD thời gian qua ở Hà Tây, đã thu được nhiều kết quả. Các doanh nghiệp mới ra kinh doanh lần đầu đều được cán bộ thuế hướng dẫn kê khai đăng ký thuế. Việc cấp mã số thuế được thực hiện đúng qui trình của ngành và đảm bảo nhanh gọn không gây phiền hà cho ĐTNT.
Các doanh nghiệp khi có mã số thuế đều được phân loại theo các tiêu chí "Hình thức pháp lý, ngành nghề, phương pháp nộp thuế GTGT) để quản lý được chặt chẽ và có hồ sơ chi tiết được lưu giữ trong máy vi tính...
Bộ phận quản lý ĐTNT định kỳ hàng quí đã có sự phối hợp với Phòng ĐKKD của tỉnh kiểm tra đối chiếu, kịp thời nắm bắt những biến động về đối tượng để có những biện pháp quản lý thích hợp.
Cụ thể, hiện nay toàn tỉnh có 1293 DN NQD đã ĐKKD. Trong đó:
+ Số có mã số thuế: 1182 doanh nghiệp (Còn 11 doanh nghiệp có ĐKKD nhưng chưa đăng ký thuế).
+ Số thực tế nộp thuế: 1100 doanh nghiệp (Có 50 doanh nghiệp nghỉ không khai báo; 32 doanh nghiệp, không tìm thấy địa chỉ).
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, việc quản lý ĐTNT (DN NQD) thời gian qua còn một số những tồn tại cần được tiếp tục giải quyết như sau:
- Việc quản lý ĐTNT vẫn còn lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng 5 đến 6 tháng không đăng ký thuế vẫn còn.
- Bộ phận quản lý ĐTNT vẫn chưa thực sự bám sát địa bàn, tình trạng nhiều doanh nghiệp thay đổi ngành nghề, qui mô kinh doanh, ngừng nghỉ vẫn không được nắm bắt kịp thời ....
* Quản lý các căn cứ tính thuế:
Thực hiện các luật thuế mới do Nhà nước ban hành việc quản lý được căn cứ tính thuế có vai trò rất quan trọng trong việc tính đúng, tính đủ số thuế phải thu trong mỗi kỳ tính thuế của đối tượng nộp thuế đáp ứng được việc thực hiện qui trình quản lý thu mới là: đối tượng tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế.
Yêu cầu có tính chất nguyên tắc là:
- Đối tượng nộp thuế phải hiểu rõ kinh doanh nghề nào thì phải nộp những loại thuế gì ? Căn cứ vào đâu để tính thuế và tính như thế nào ?.
- Đối tượng nộp thuế phải thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, kê khai nộp thuế đúng với thực tế sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện những yêu cầu trên, từ năm 1999 đến nay, bằng nhiều hình thức ngành thuế Hà Tây đã hết sức coi trọng việc tuyên truyền phổ biến các luật thuế. Đặc biệt là hai luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành còn mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán, hướng dẫn việc ghi chép sổ sách hoá đơn chứng từ, hướng dẫn thực hành kê khai thuế mỗi năm từ 2 đến 3 lớp. Đặc biệt trong quá trình thực hành thu, cán bộ thuế thường xuyên giải đáp thắc mắc về chính sách pháp luật thuế, hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán. Thực tế cho thấy, đến nay 100% các doanh nghiệp đã thực hiện sổ sách kế toán trong đó số doanh nghiệp làm tốt chiếm trên 80%.
Bên cạnh việc tạo thành nền nếp cho đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế, năm 2001 ngành còn xây dựng một số đề án thu thuế cho một số doanh nghiệp kinh doanh một số ngành đặc thù, cụ thể:
- Đề án quản lý thuế đối với các cơ sở sản xuất bia.
- Đề án quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xăng dầu. - Đề án quản lý đối với các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải.
Theo đề án này, việc quản lý căn cứ tính thuế được thực hiện như sau:
- Đối với các cơ sở sản xuất bia:
+ Nắm chắc công suất máy móc thiết bị của từng cơ sở, so sánh doanh số bán hàng tháng đơn vị kê khai với chi phí khấu hao đơn vị trích,
tiền điện đơn vị phải trả và các nguyên liệu chính đưa vào sản xuất gồm: Gạo, lúa mạch, khí CO2 , để đối chiếu với số liệu kê khai thuế của cơ sở.
+ Phối hợp với các ngành thực hiện kiểm định công suất máy thực tế cuả từng cơ sở. Tiến hành ấn định thuế 3 tháng một lần đối với cơ sở kê khai thiếu trung thực, đảm bảo từ 80 - 100% công suất thực tế và sát giá bán.
+ Gắn việc chống thất thu thuế với việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh dịch tễ, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý Nhà nước đối với các cơ sở này.
- Đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
+ Trường hợp bán lẻ: Trường hợp này cơ sở kinh doanh sau khi mua xăng dầu phải đựng xăng dầu trong bể chứa khi bán xăng dầu phải qua máy (cây xăng dầu) do đó phải triển khai thực hiện cho bằng được sổ giao ca vì sổ giao ca là sổ quy định của ngành xăng dầu và của Cục thuế Hà Tây. Sau mỗi ca bán hàng nhân viên phải thanh toán tiền cho chủ cơ sở và bàn giao chỉ số công tơ cho ca sau đó sổ giao ca sẽ quản lý chặt chẽ số lượng bán hàng lẻ. Kiểm tra số lượng tiêu thụ mà cơ sở kê khai với cơ quan thuế, đối chiếu giữa sổ giao ca với hoá đơn bán hàng, kiểm tra lượng hàng nhập, kiểm tra dung tích bể chứa, kiểm tra đồng hồ lưu lượng... để xác định lượng hàng tiêu thụ.
+ Trường hợp bán buôn không qua kho, trường hợp này doanh nghiệp mua hàng thuê phương tiện vận chuyển, hoặc dùng phương tiện của doanh nghiệp để vận chuyển hàng từ nơi mua đến thẳng nơi bán, trường hợp này thường trốn thuế hoặc doanh nghiệp chỉ ghi giá bán bằng giá mua không kê khai cước phí vận chuyển... Trong trường hợp này yêu cầu doanh nghiệp báo cáo hình thức bán buôn giao tay ba để đối chiếu với các hợp đồng mua bán của doanh nghiệp: Kiểm tra việc thanh quyết toán cước phí vận tải và tiền thưởng chiết khấu vòng hai đơn vị thu được để xác định lượng hàng tiêu thụ mà doanh nghiệp giao tay ba không qua kho...
- Đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh vận tải:
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải phải tiến hành đăng ký với số phương tiện tham gia kinh doanh (được phản ánh trong danh mục tài sản cố định của đơn vị để trích khấu hao). Trường hợp tài sản phương tiện của cá nhân do cá nhân quản lý, tự kinh doanh chỉ nộp cho
doanh nghiệp một khoản nhất định thì từng chủ phương tiện phải kê khai nộp thuế.
+ Kiểm tra việc gắn doanh số kinh doanh của nhân dân (bắt buộc phải phản ánh riêng phần cước vận tải và phần hàng hoá kinh doanh) với các chi phí kê khai đầu vào trung tâm là chi phí xăng, dầu và Chính phủ sửa chữa thông qua chứng từ và bảng kê để xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ về thuế với Nhà nước.
+ Kiểm tra đối chiếu hợp đồng kinh tế với chi phí và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định sát doanh thu của cơ sở trên cơ sở đó xác định các căn cứ tính thuế.
Năm 1999 chất lượng tờ khai đạt yêu cầu chỉ đạt 50% năm 2002 trên 95% số tờ khai đạt chất lượng tốt. Năm 2002 (95% - 97%) số doanh nghiệp đã tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế, vào kho bạc, chất lượng các tờ khai cũng tăng lên. Đối với các ngành kinh doanh áp dụng theo các Đề án nói trên, kết quả số thu tăng rất rõ: Đối với bia bằng 183%, vận tải 135%, xăng dầu 170% so với năm 1998.
Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm chế độ kế toán, để hoạt động trốn thuế như: bán hàng không lập hoá đơn, hoặc lập hoá đơn không đúng với giá thanh toán, ghi liên giao cho khách hàng thì nhiều, liên lưu thì ít, hoặc thậm chí tiếp tay cho khách hàng bằng cách bán hoá đơn khống; vẫn còn gây rất nhiều phức tạp cho công tác quản lý thuế.
2.2.2.2. Quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh:
Quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh là một công việc khó khăn và phức tạp do sự thường xuyên biến động về số lượng (tăng - giảm) và do sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh.
Một yêu cầu có tính chất nguyên tắc trong tổ chức quản lý thu thuế là: Phải đưa hết đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh (đối tượng nộp thuế) vào diện quản lý thuế phải quản lý tốt căn cứ tính thuế.
* Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
Theo số liệu điều tra, số hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn Hà Tây tăng nhanh qua các năm, nhất là từ khi có luật doanh nghiệp. Năm 1999 (83.666 hộ), năm 2000 (91.845 hộ) đến hết năm 2002 (133.382 hộ). Số
thuế thu được từ các hộ cá thể kinh doanh năm 1999 (13 tỷ) chiếm 65% tổng số thu ngoài quốc doanh, đến năm 2002 (28 tỷ) chiếm 54%.
Hiện nay ở Hà Tây, việc quản lý thu thuế hộ cá thể kinh doanh chủ yếu do các chi cục thuế huyện thị đảm nhiệm với nguồn thu chủ yếu từ các sắc thuế sau: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về cách thu thuế, ngoài thuế môn bài được thu 1 lần trong năm theo số tuyệt đối, các loại thuế khác (GTGT,TNDN) được thu theo tháng, qúi với 2 hình thức tích: Thu theo kê khai thực tế và thu theo mức thuế ổn định (từ 6 tháng đến 1 năm) - khoán thuế.
Như vậy để đánh giá công tác quản lý đối tượng nộp thuế hộ cá thể kinh doanh cần phải đánh giá theo từng nhóm: hộ môn bài, hộ kê khai, hộ ổn định thuế.
- Về tình hình lập bộ môn bài hộ cá thể.
Trước năm 2000 số lập bộ môn bài bình quân mỗi năm khoảng 36.000 hộ, số hộ thực thu bình quân mỗi năm khoảng 32.000 hộ đạt 87% về hộ. Tiền thuế lập bộ bình quân mỗi năm trên 4 tỷ đồng và tiền thuế thu được thực tế cũng trên 4 tỷ đồng.
Từ năm 2000 đến 2002 số hộ lập bôn môn bài bình quân 37.820hộ, số hộ thực thu 35.285 đạt 93,2% về hộ. Số tiền thuế lập bộ bình quân đạt 5 tỷ, số thu thực tế (5 tỷ).
Sở dĩ số tiền thuế thu được vẫn đạt so với số tiền lập bộ là do nắm thêm số hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh vãng lai phát sinh mà đầu năm chưa lập bộ.
Biểu 5: Tình hình thu thuế môn bài từ 2000 - 2002 Số TT Chỉ tiêu Kết quả thu MB từ 2000 - 2003 Tỷ lệ so sánh (%) Thực thu/duyệt bộ Lập bộ Thực thu Cơ sở
(Lượt hộ) Tiền thuế(Tr.đồng) (Lượt hộ)Cơ sở Tiền thuế(Tr.đồng)
Tổng cộng 113.462 15.479 105.857 15.479 93 100 1 Hà Đông 9.934 2.580 10.316 2.685 104 104 2 Thanh Oai 7.068 876 7.778 762 110 87 3 Thường Tín 8.222 992 7.872 1.020 96 103 4 Phú Xuyên 8.701 760 7.522 660 86 87 5 ứng Hoà 9.491 755 7.255 677 76 90
6 Mỹ Đức 8.539 1.182 9.160 1.259 107 1077 Chương Mỹ 11.369 1.206 10.735 1.293 94 107 7 Chương Mỹ 11.369 1.206 10.735 1.293 94 107 8 Quốc Oai 6.484 401 4.213 311 65 78 9 Sơn Tây 8.932 1.182 8.084 1.162 91 98 10 Đan Phượng 4.770 760 3.571 679 75 89 11 Hoài Đức 8.598 1.432 7.821 1.420 91 99 12 Phúc Thọ 5.364 398 6.376 398 119 100 13 Thạch Thất .804 480 6.074 518 89 108 14 Ba Vì 5.739 439 5.633 418 98 95 Nguồn [4] Qua số liệu thực tế có thể nhận xét:
- Số lượng hộ thực thu so với lập hộ trên phạm vi toàn tỉnh đạt 93% trong khi số tiền thuế thực thu đạt 100% so với lập bộ.