Vị trí địa lý, địa hình.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 40 - 43)

Hà Tây nằm ở phía Tây - Tây Nam thủ đô Hà Nội, bên phía hữu ngạn sông Hồng và sông Đà. Phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam là tỉnh Hà Nam, phía Đông đối diện bờ tả ngạn sông Hồng là tỉnh Hưng Yên và phía Tây tiếp giáp với tỉnh Miền núi Hoà Bình.

Hà Tây là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nhưng có địa thế, địa hình đa dạng với ba vùng sinh thái: đồng bằng, bán sơn địa và miền núi. Mỗi tiểu vùng có những thuận tiện và khó khăn riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vùng đồng bằng rộng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh với 95.389ha thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng có điều kiện thâm canh cây lúa nước cho năng suất cao, vừa có khả năng trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, rau màu và cây công nghiệp.

Dải bán sơn địa với hàng ngàn hécta gò đồi trải dài phía Tây, cùng lên phía Tây Băc tỉnh, dải bán sơn địa đó càng trải rộng. Đây là tiềm năng lớn về gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng rừng.

Vùi Núi Ba Vì ở địa đầu phía Tây Bắc tỉnh, Ngọn Ba Vì có độ cao 1.281m, Rừng Quốc gia Ba Vì có nhiều tre, gỗ, cây thuốc quý và nhiều loại lâm sản khác như: đá vôi, đá ong, đá đỏ.. là những tài nguyên có giá trị lớn với nghề xây dựng. Vùng núi và vùng bán sơn địa có độ dốc cáo, đất đai dần bị phong hoá, mùa đông lại bị khô cạn.

Đất đai :

Đất đai là tư liệu sản suất quan trọng, cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội Hà Tây gắn liền với các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, do đó đất đai không chỉ được sử dụng để trồng trọt chăn nuôi mà còn sử dụng ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Vì vậy quá trình phát triển kinh tế gắn liền với quá trình chuyển dịch dần diện tích đất đai từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Điều đó phản ánh sự tiến bộ của phát triển kinh tế - xã hội song lại là mối đe doạ đối với loài người. Do đó cần phải sử dụng một cách có hiệu quả đất đai, chú ý nâng cao độ mầu mỡ của đất.

Hà Tây có diện tích 2.193km2, chiếm 17,2% diện tích các tỉnh và đồng bằng Sông Hồng 0,65% diện tích cả nước. Diện tích đất nông nghiệp Hà Tây gần 143.500ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 112.000ha, đất trồng cây lâu năm 31.500ha. Hiện nay vẫn còn hơn 5.600ha, chiếm 4% số đất nông nghiệp hiện có chưa được sử dụng, chủ yếu là đất xấu (đất dốc, xói mòn, thoái hoá, phèn, úng...)

Bình quân diện tích đất nông nghiệp đang khai thác ở Hà Tây rất thấp khoảng 0,06 ha/người trong khi đó bình quân cả nước khoảng 0,1 ha/người bình quân trên thế giới là 0,34ha/người. Thực trạng đó đòi hỏi tinh phải tiết kiệm và bảo vệ đất nông nghiệp là chính sách hàng đầu.

* Khí hậu, thời tiết :

Hà Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa mưa và mùa khô, lượng mưa hàng năm khá thời gian có ánh sáng mặt trời nhiều, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm cao 85%. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện.

Tuy nhiên, cũngcó những yếu tố không thuận lợi như sương mù rét đậm vào mùa đông, giông bão, lũ lụt gây khó khăn, cho quá trình sinh trưởng của sinh trưởng của động thực vật, ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và

đời sống dân cư. Cuộc đấu tranh chống chống thiên tai khắc nghiệt để khai phá mảnh đất Hà Tây, tạo dựng quê hương được phản ảnh trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh từ ngàn xưa đến nay vẫn còn tiếp diễn.

Mặt khác do phá dừng bừa bãi, phát triển công nghiệp thiếu chọn lọc, không có quy hoạch và các hoạt động của các phương tiện giao thông... đã gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, làm thay đổi thất thường và duy giảm nguồn tài nguyên thời tiết khí hậu vốn có của Hà Tây. Vì vậy phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.

- Nguồn nước :

Nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất ở Hà Tây khá dồi dào. Toàn tỉnh có 6 con sông chảy qua với tổng chiều dài 436km, 14 đầm hồ lớn có diện từ từ trên 40ha trở lên và hàng ngàn hecta mặt nước ở vùng chiêm trũng là tiềm nưng đáng kể về nuôi và đánh bắt thuỷ sản. Ngoài nguồn nước ngọt mặt sông, hồ, ao, Hà Tây còn có nguồn nước ngầm phong phú, phân bổ rải rác ở các vùng. Song nguồn nước cũng thay đổi theo mùa, mùa mưa tập trung tới hơn 80% lượng mưa cả năm, ngược lạimùa khô, lượng mưa chỉ 1 - 2% lượng mưa cả năm nên có những tháng lụt, có những tháng khô hạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và canh tác.

Với những đặc điểm tự nhiên trên, Hà Tây có nhiều lợi thế phát triển kinh tế, mà thế mạnh là sản xuất lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp.

* Đặc điểm kinh tế :

Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Hà Tây có tốc độ tăng trưởng liên tục. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 là 9,5% thời kỳ 1996 - 2000 là 7,3%; năm 2001, 2002 liên tiếp đạt 7,9%.

Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm so với nền kinh tế cả nước và nhất là so với một số vùng kinh tế trọng điểm. Nông nghiệp từ 48,03% năm 1995, xuống 35,9% năm 2002 công nghiệp - xây dựng từ 25,3%, năm 1995 lên 34,5%, năm 2002, du lịch dịch vụ từ 26,3%, năm 1995 lên 29,5% nam 2002.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Hà Tây. Trong 6 năm 1996 - 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,6% năm. Năm 2002 tổng sản lượng lương thực đạt 1,03 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người 414kg.

Ngành trồng trọt đã chuyển dịch, cơ cấu theo hướng năng suất, chất lượng cao. Năng suất lúa xuân năm 2000 đạt 54,56tạ/ha. Sản lượng cây màu tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,3%, diện tích tăng bình quân 4,3%/năm. Năm năm qua đã trồng 250ha chè, 2.500ha cây ăn quả, 2.192ha rừng tập trung, 4,8 triệu cây phân tán, làm tốt công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng. Hệ số sử dụng đất của ngành trồng trọt đạt 2,5 lần/năm, khả năng khai thác tăng vụ còn nhiều.

Ngành chăn nuôi Hà Tây đang được chú trọng và phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn hướng nạc và bò lấy sữa. Đàn lợn năm 2002 là 90 vạn con với sản lượng hơn 75.300 tấn, tăng bình quân 8%/năm. Đàn bò có 128.000 con trong đó 35% là bò laisin, 1.120 con bò sữa. Tỷ trọng chăn nuôi hiện chiếm 31% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề cơ bản của sản nxuất nông nghiệp Hà Tây hiện nay làquy hoạch vùng, xác định cây, con có hiệu quả nhất ở từng khu vực đồng thời tổ chức tốt đầy vào, đầu ra, đưa khoa học kỹ thuật vào cả quá trình sản xuất và chế biến. Hợp tác xã nông nghiệp với tư cách là đơn vị kinh tế tựchủ sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 40 - 43)