Về công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 90 - 92)

Công tác thuế là công tác mang tính kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp, vì vậ cán bộ thuế một mặt phải là người am hiểu sâu về các chính sách tài chính, kế toán, các luật thuế, pháp lệnh thuế đồng thời phải là người am hiểu các chính sách xã hội. Mặt khác, cũng cần phải có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng, bên cạnh đó phải là người có bản lĩnh kiên định vững vàng. Do đó, để có đội ngũ công chức thuế tốt, đủ tư cách đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác thuế gây lãng phí cho xã hội, ngành thuế đã đến lúc cần có một cơ sở đào tạo riêng, không phải chỉ đào tạo mới mà còn đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến kinh nghiệm, một trung tâm chuyên ngành có chất lượng

cao phù hợp với yêu cầu thực tiến của công tác thuế. Muốn có được đội ngũ công chức đủ đảm đương công tác thuế trong thời gian tới, công tác tổ chức cán bộ hàng năm trên cơ sở cân đối tổng thể cả nước sẽ có chỉ tiêu tuyển dụng đề đào tạo thay thế. Vì yêu cầu của mỗi công chức thuế rất cao đòi hỏi phải nắm vững nhiều kiến thức và có năng lực, có sức khoẻ nên nhất thiết phải qua sơ tuyển. Nội dung đào tạo nhất thiết phải có nhiều kiến thức thực hành… khi ra trường nếu đủ yêu cầu sẽ được tuyển dụng chính thức vào các vị trí đã được cân đối từ trước. Việc đào tạo có địa chỉnh sẽ tạo nên khí thế tự học tập, tự rèn luyện cho mỗi học sinh, sinh viên mà từ đây chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ được nâng cao.

Đối với một số cán bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành thì hàng năm phải có kế hoạch bồi dưỡng tập trung để nâng cao chất lượng cán bộ, còn bộ phận cán bộ thuế có chức danh như: thanh tra viên thuế, kiểm soát viên thuế… thì nhất thiết hàng năm phải được tập huấn nghiệp vụ đồng thời phổ cập kiến thức quản lý mới, học tập trao đồi thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Luôn coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, thường xuyên rèn luyện phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” có như vậy mới có đủ đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong tình hình mới.

Để đánh giá công tác cán bộ hàng năm, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có thể dựa vào tiêu chuẩn để phân biệt phẩm chất và năng lực của một số cán bộ thuế thông qua tinh thần phục vụ các đối tượng nộp thuế như sau:

Bảng 6: Một số tiêu chí phân biệt năng lực cán bộ quản lý thuế

Cán bộ thuế yếu kém Cán bộ thuế giỏi

1. Bắt buộc và ra lệnh 1. Chỉ dẫn và tư vấn

2. Dự trên quyền hành của mình 2. Dựa trên lòng tin cậy và thiện trí của đối tượng nộp thuế (ĐTNT) nộp thuế (ĐTNT)

3. Gây sự sợ hãi cho ĐTNT 3. Làm cho ĐTNT phấn khởi4. Thường dùng chữ “Tôi” 4. Thường dùng chữ “chúng ta” 4. Thường dùng chữ “Tôi” 4. Thường dùng chữ “chúng ta”

5. Đổ lỗi cho người khác 5. Giải quyết khó khăn hiện có

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 90 - 92)