Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 100 - 101)

- Tăng cường quản lý việc sử dụng hoá đơn chứng từ

3.2.4.Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý thu thuế.

phương trong quản lý thu thuế.

Quản lý thu thuế được thực hiện trên cơ sở chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, từng cấp uỷ Đảng, tổ chức Đảng các cấp phải có chương trình và biện pháp cụ thể để lãnh đạo cơ quan chính quyền, chuyên môn, đoàn thể triển khai tích cực và thực hiện tốt công tác lớn của Nhà nước và nhân dân. Đây đồng thời cũng là một cuộc đấu tranh quyết liệt, bởi nó đụng chạm đến lợi ích của Nhà nước, của từng đơn vị sản xuất kinh doanh và mỗi người dân trong xã hội. Trong khi chính sách thuế còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục, hoạt động của bộ máy ngành thuế còn chưa ổn định, cơ chế quản lý thuế còn nhiều sơ hở, giác ngộ về nghĩa vụ thuế của đa số các đối tượng nộp thuế còn thấp, sự phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng mở mang đa dạng, phong phú về các phát sinh kinh tế… tất cả tạo nên sự phức tạp cao độ trong công tác quản lý thu thuế cho nên nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng và chính quyền Nhà nước các cấp thì hiện tượng thu thuế sẽ ngày càng tăng.

Trong điều kiện hiện nay, chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng đến công tác tổ chức quản lý thu thuế. Nhưng để thực hiện tốt vai trò chỉ đạo của chính quyền các cấp. Trung ương cần quy định chức năng, quyền hạn của chính quyền địa phương trên cơ sở quán tịt luật NSNN. Xác định rõ ranh giới giữa tài chính Trung ương và tài chính địa phương để xây dựng một hệ thống ngân sách thống nhất. Trên cơ sở đó

tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác quản lý thu thuế; UBND các cấp cần coi việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý thu thuế trong địa phương mình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước giao phó. Từ nhận thức đó để bố trí cán bộ theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc việc quản lý thu thuế, cần chỉ đạo để giúp ngành thuế phối hợp tốt với các ngành tài chính, ngân hàng, kế hoạch, đầu tư, xây dựng… để chống thất thu thuế. Cần quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của UBND các cấp trong tổ chức quản lý thu thuế. Chính quyền địa phương phải thực hiện quyền thu thuế trên lãnh thổ của mình, giúp cho chính quyền địa phương là cơ quan thuế. Tránh tình trạng chính quyền thờ ơ với công tác thuế, coi đó là nhiệm vụ riêng của ngành thuế, đồng thời cũng không được can thiệp một cách sai trái vào chính sách, pháp luật thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Hà Tây -Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 100 - 101)