Tam Đái: Nay thuộc Vĩnh Phú.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 106 - 107)

3 Bản chữ Hán chép chữ "hôn" không có chữ nữ bên trái, tức là tối, buổi tối. Ngày xưa làm lễ cưới cứđến tối mới đi rước dâu, nên dùng chữ "hôn" này. Về sau người ta thêm chữ nữ vào thành chữ "hôn" và nghĩa là lấy vợ.

Mùa đông, táng chạp núi Phật Tích, một chỗở ngoài trại bị nứt nẻ dài 30 trượng. Năm Ất Dậu (năm 1225- ND) là năm Kiến Gia thứ 15:

Nhà vua sai Thái Tổ (Trần Thừa) đánh Nghệ An, Nghệ An phải đầu hàng.

Nhà vua ngựở cửa Đại Hưng xem bày hội lễ "Tàng câu"2. Nhà vua hạ chiếu cho thục nữ (gái dịu hiền trinh chính) ở trong cõi đến xem.

Tháng 6, nhà vua nhường ngôi cho con thứ hai là Công chúa Chiêu Thánh3.

Chiêu Thánh lên ngôi lấy thụy hiệu là Chiêu Vương, tôn vua Huệ Tông làm Thái Thượng Vương,

đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo.

Ngày Kỷ Mão thề với người trong nước tại Long Trì.

Mùa đông, tháng 11, Thái Thượng Vương thấy nữ Vương còn nhỏ, lấy làm lo âu mới cho mời Phùng Tá Chu đến mà định mưu nói rằng: "Trẫm vì không có đức, Trẫm mắc tội với trời, cho nên bị

tuyệt hậu, không có con để nối dõi. Nay Trẫm truyền ngôi cho con gái, nhưng thấy một người đàn bà mà khiến bảo đám đàn ông, như có điều là bọn chúng không giúp cho, tất đến lúc hối hận lại thì cơ nghiệp

đã mất rồi. Chi bằng Trẫm theo cái phép thuở xa xưa của Đường Nghiêu, cái thể thức gần đây là Nhân Tổ4, để kén chọn người hiền mà trao ngôi cho. Nay có điều Trẫm thấy là mỗ5 người con thứ hai của Thái úy (Trần Thừa) tuổi hãy còn nhỏ mà tướng mạo khác thường, tất có thể giúp đời, yên dân. Cho nên, Trẫm muốn dùng làm con mà làm chủ cở nghiệp nước nhà. Vả lại, Trẫm thấy Chiêu Vương cũng xứng

đôi với mỗ. Các khanh hãy vì Trẫm mà nói với quan Thái úy rõ".

Thái Tổ (Trần Thừa) cũng chưa tin điều ấy. Quan Tả phụ là Nguyễn Chánh lại bảoo rằng: "Họ

Nguyễn (tức họ Lý-ND) có nước đấy. Vua hiền thì có đến sáu, bảy người gầy dựng nên cơ nghiệp, mà cái đức của họ lại có thừa, để lại cái ơn trạch thấm nhuần vào lòng người đã lâu dài rồi. Một sớm, nhà vua sợ có người khác họ làm việc kế tự nên mới có ý thăm dò thử, để xem cái ý của ta như thế nào đấy. Nếu ta nhân đó mà nhận lời, thiên hạ tất sẽ bảo Thái úy thực đã có ý soán nghịch".

Thái úy (trần Thừa) muốn nghe theo lời của Nguyễn Chánh Lại thì quan Thượng Phẩm Phụng Ngự là Trần Thủ Độ nói rằng: "Lời Tả Phụ sai rồi! Nếu mà vươnh thượng có con trai mà lại nhường ngôi cho nhị lang6 thì việc trái nghĩa ấy ta không thể vâng chiếu được. Nay, Vương thượng không người kế tự, ý muốn chọn người hiền để phó thác ngôi cao. Đó là vương bắt chước việc nhường ngôi của nghiêu Thuấn thuở xa xưa. Vậy mà lo ngại nữa sao? Huống chi, ngôi chí tôn không thể để khuyết lâu, mà ý thoái lui của vương thượng thì đã quyết, vương thượng đã dứt khoát chọn người khác họ để cho nối ngôi, liệu ta không muốn nghe theo mà được chăng? Nhị lang được vương thượng chọn cũng là ý trời, trời đã ban cho mà không nhận là có tội ấy. Xin quan Thái úy hãy xét kỹ".

1 Phải chăng những trận mưa lớn, nước từ các đồi cao cuồn cuộn chảy, xoi lởđất đá để tạo các khe, các suối thông xuống sông. Nước chảy mạnh cuốn theo đất núi có màu đỏ gạch. Do đó mặt sông biến thành màu đỏ. Cũng vì thế mà một con sông lớn nhất Nước chảy mạnh cuốn theo đất núi có màu đỏ gạch. Do đó mặt sông biến thành màu đỏ. Cũng vì thế mà một con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam được gọi là sông Hồng Hà.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)