Đến đâyta mới thấy nhà viết sử không dùng niên hiệu của các đời vua Trung Quốc nữa.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 27 - 28)

4 Nguyên bản là "Trung Hạ" còn gọi là "Hoa Hạ" là nước yếm bức phá tan bảy đạo quân của Vu Cấm, có câu: Quan Công thần toán thùy nắng cập? Quan Công thần toán thùy nắng cập?

Hoa Hạ uy danh vạn cổ truyền. Nghĩa là: Mưu thần Quan Vũ ai theo kị? Hoa Hạ oai lừng đến vạn thu.

5 Nguyên bản là "Man Mạch" giống mọi phương Bắc nước Tàu.

6 Nguyên bản là: "Tuyệt phiền đoạn tiết". Rứt bỏ hẳn cái chân, chặt đứt cái đốt (phiền là chân thú vật). Nghĩa bóng là dứt tình dứt nghĩa, hành động một cánh quyết liệt chứ không nể nang gì. nghĩa, hành động một cánh quyết liệt chứ không nể nang gì.

7Đinh Liễn: con ttrưởng của Đinh Tiên Hoàng. Từ những ngày còn hàn vi Đinh Liễn đã từng xông pha nơi trận mạc, đã thay thân phụ sang tiến cống bên Hậu Ngô Vương, đã từng bị Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương bắt treo ngược trên cành cây. Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng lại lập con thứ là Hạng Lang làm Thái tử. Mầm loạn trong nhà sinh ra từđó. Đinh liễn đã khiến người giết Hạng Lang. Lúc Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương bị hại thì Vệ Vương Đinh Tuệ mới sáu tuổi lên ngôi. Đinh Tuệ, có sách chép là Đinh Duệ.

Năm Giáp Tuất (tức năm 942- ND) là năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình, nhà vua được bài sấm rằng:

"Đỗ Thích thí Đinh Đinh "Lê gia xuất Thánh minh "Cạnh đầu đa hoạnh tử

"Đạo lộ thiểu nhân hành. Nghĩa là:

"Đinh Đinh Đỗ Thích giết "Nhà Lê lên trị vì

"Tranh ngôi nhiều kẻ chết "Ngoài đường ít nguời đi.

Năm Bính Tý (tức năm 976- ND) là năm thứ 7 niên hiệu Thái Bình.

Năm Kỷ Mão (tức năm 979- ND) là năm thứ 10 niên hiệu Thái Bình, mùa xuân, Việt Vương Đinh Liễn giết Thái tử Hạng Lang.

Mùa đông, tháng 11, ban đêm vua ngự tiệc thì bị Phúc Hầu Hoằng là Đỗ Thích giết, luôn cả bọn Việt Vương Đinh Liễn nữa. Nguyên trước đó Đỗ Thích làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu thấy sao rơi vào mồm, cho là điềm lành mới manh tâm làm việc thí nghịch1. Lúc vua đã bị hại rồi, Đỗ Thích lẫn vào trong cung, trốn ở dưới máng xối hơn 3 ngày. Khát nước quá, thích lấy tay hứng nước mưa uống. Bọn cung nữ thấy vậy mới báo với Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc bắt mà giết đi. Rồi Nguyễn Bặc cùng với Tướng quân là Lê Hoàn phụng lập Vệ Vương Đinh Tuệ lên ngôi vua. Truy tôn cha là Tiên Vương, mẹ là Thái Hậu.

Nhà vua (Đinh Tiên Hoàng- ND) ở ngôi 11 năm, thọ 55 tuổi, đổi niên hiệu một lần.

V Vương

Tên húy là Tuệ2, là con thứ của Tiên Vương vậy.

Tiên Vương bịĐỗ Thích giết, Nguyễn Bặc, Lê Hoàn cùng phụng lập Vệ Vương lên ngôi.

Vua Vệ Vương năm thứ 2 (tức năm Canh Thìn- 980- ND). Mùa thu, tháng 7, quân Tống sang

đánh nước ta. Quân thần thấy Đinh Tuệ còn nhỏ, nhu nhược mới cùng tôn Lê Hoàn làm vua và giáng

Đình Tuệ xuống làm Vệ Vương.

Trên từ Đinh Tiên Hoàng xuống đến Vệ Vương cộng hai đời. Bắt đầu từ năm Mậu Thìn (năm 968) và chấm dứt vào năm Canh Thìn (năm 980) gồm có 13 năm thì mất.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)