Thạch Tê: ở Cao Bằng ngày nay.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 59 - 60)

nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác1 phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt trên Thao Giang (huyện Tam Nông, Phú Thọ- ND).

Trước kia trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ, người Đại Lý, giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.

Năm Đinh Sửu (năm 1097- ND) là năm Hội Phong thứ 6: Mùa thu, tháng 8 ban ngày sao hiện ra.

Tha cho các người bị tù ởĐô Hộ Phủ.

Mùa đông, tháng chạp cấm trăm họ làm nhà ngói và đóng thuyền lớn. Chiêm Thành sang cống.

Đua thuyền.

Năm Mậu Dần (năm 1098- ND) là năm Hội Phong thứ 7: Mùa thu, tháng 8 động đất.

Sao chổi xuất hiện.

Làm núi Ngao Sơn trên đất liền2 (Ngao Sơn có hình con ba ba). Bày cuộc lễđua thuyền.

Tháng 9, xây điện Sùng Uyên ở ao Phượng Liên. Bên tả dựng điện Huy Dương, đình Lai Phượng. Bên hữu lập điện Ánh Thiềm, đình Ất Vân. Phía trước dựng lầu Trường Minh. Phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa.

Sai Viên Ngoại3 là Nguyễn Văn Tín sang nhà Tống xin kinh Tam Tạng. Chiêm Thành sang cống.

Năm Kỷ Mão (năm 1099- ND) là năm Hội Phong thứ 8:

Đô Phủng Nhật dâng con rùa có sáu con ngươi. Mùa thu, tháng 9 xây cất chùa ở An Lão Sơn4.

Mùa đông, tháng 10 cấm phụ nữở kinh thành bắt chước trang sức như cung nữ. Chiêm Thành sang cống5.

Năm Canh Thìn (năm 1100- ND) là năm Hội Phong thứ 9: Mùa hạ, tháng 4, xây chùa Vĩnh Phúa ở núi Tiên Du.

Mùa thu, tháng 7 dùng Kiểu Văn Tư làm chức Thượng Lâm quốc Sĩ Sư. Tháng chạp có nạn dịch lớn.

Năm Tân Tỵ (năm 1101- ND) là năm Long Phù Nguyên Hóa6 thứ nhất:

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)