Năm Đinh Sửu (năm 1037- ND) là năm Thông Thụy thứ 4; Dùng Khai Hoàng Vương làm Nguyên soái đi đánh các châu Đô Kim, thắng trận.
Trong vườn dâu ở Ô Lộ tượng Phật xưa lồi lên. Bày cuộc lễđua thuyền.
Có trận lụt lớn.
Năm Mậu Dần (năm 1038- ND) là năm Thông Thụy thứ 5; Vua đi Bố Hải Khẩu1 cày Tịch điền. Mùa thu, tháng 8, vua ngựởđiện Hàm Quang xem đua thuyền.
Tháng 9, thần nhân xuất hiện, có dấu tích ở chùa Thiên Thắng. Tống Nhân Tông2 phong vua là Nam Bình Vương.
Con vua Chiêm Thành là bọn Địa Bà Thích sang chầu3.
Năm Kỷ Mão (năm 1039) là năm Thông Thụy thứ 6. Mùa xuân, tháng giêng, người cầm đầu châu Quảng Nguyên là Nùng Tồn Phúc làm phản xưng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, phong con trưởng là Trí Thông làm Nam Nhại Vương4, đổi châu ấy là nước Trường Kỳ5. Vua thân chinh đánh dẹp. Binh lính nhà vua vượt qua bến Lĩnh Phù, có con cá trắng phóng vào trong ghe của nhà vua. Khi đến châu Quảng Nguyên, Nùng Tồn Phúc đốt bỏ sào huyệt của hắn rồi chạy trốn. Vua cho quân đuổi theo, bắt được Tồn Phúc. Con của Tồn Phúc là Trí Cao chạy thoát. Vua cho giữ Tồn Phúc rồi đưa về kinh sư mà giết.
Mùa hạ, tháng 5 châu Quảng Nguyên dâng một khối vàng sống, nặng 112 lượng. Tháng 6, đổi niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo năm thứ nhất.
Mùa đông, tháng chạp nước Chân Lạp sang cống. Sai sứ sang Tống.
Năm Canh Thìn (năm 1040) là năm Càn Phù Hữu Đạo thứ 2; Mùa hạ, tháng 5 vua định phảm cấp cho các cung nữ.
Tháng 6, Điện Tiền chỉ huy sứ là Đinh Lộc và Phùng Luật, âm mưu làm phản, sự việc bị phát giác phải chịu tội chết.
Mùa đông, tháng 11 dùng Minh Oai Hầu6 làm Tri Châu Nghệ An.
Nùng Trí Cao cùng với người mẹ của y là A Nùng từ động Lôi Hỏa trở lại chiếm cứ châuThảng Do, đổi châu ấy là nước Đại Lịch. Vua hạ lệnh đánh, bắt sống được Trí Cao. Vua thương Tồn Phúc đã bị
giết, vì thế mà tha tội cho Trí Cao rồi ban cho các châu; Quảng Nguyên, Lôi Hỏa, Bình Bà, Tư Lãng7. Năm Nhâm Ngọ (1042- ND) là năm Càn Phù Hữu Đạo năm thứ 4; Mùa xuân, vua đi cày ruộng Tịch Điền ở vùng cửa biển Già Lãm.
Động đất.