8 Tư Minh: Sách "Việt sử tiêu án "chép Tư Dung. Hai bộ sử, đoạn chép về phần việc này đều giống nhau. Duy chỉ khác về tên gọi cửa biển này, và ông Ngô Thùy Sĩ viết cặn kẽ, Tư Dung, trước có tên là Ô Long thuộc huyện Hương Trà, Thuận Hóa, eo biển hiểm cửa biển này, và ông Ngô Thùy Sĩ viết cặn kẽ, Tư Dung, trước có tên là Ô Long thuộc huyện Hương Trà, Thuận Hóa, eo biển hiểm ác, núi non khuất khúc rất cao. Vua Trần Nhân Tôn gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm, thuyền đậu ởđó, nhân thế mới đổi tên là Tư Dung. Sau Mặc Đăng Dung lấy cớđồng âm với tên của y mới cải là Tư Khách. Vậy, có lẽ vào triều nhà Lý nó là Tư Minh (?) Ngày nay là cửa Thuận An.
Nhà vua nghe vua Chiêm Thành đã dàn trận trước ở sông Ngũ Hồ để đợi quan quân ta. Vua (Thái Tông) bèn xuống chiếu cho quân sĩ bỏ thuyền, lên đất liền. Vua lại cho một phần binh lính dựng cờ, đánh trống như sắp muốn đánh nhau với giặc Chiêm Thành. Quân giặc thấy binh lính oai nghiêm, lại quá nhiều mới sợ mà thua sớm. Vua cho quân đuổi theo chém được ba đầu giặc. Tướng giặc là Quách Gia ý1 chém Nhân Đẩu2 để dâng vua, quân lính nhà vua bắt được voi 30 con, bắt sống quân giặc 5000 người. Số còn lại bị loạn binh giết vô số. Vua lấy làm thương xót mới xuống chiếu: "Hễ ai giết người Chiêm Thành thì bị chém".
Mùa thu, tháng 7 đại quân của nhà vua vào thành Phật Thệ (nay ở làng Nguyệt Bậu, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên- ND) bắt được những cung nữ là những thê thiếp của vua Chiêm.
Tháng 8 rút quân về, khi đến phủ Trường An thì có rồng vàng xuất hiện ở trong thuyền vua. Tháng 9, vua từ nước Chiêm Thành đã vềđến nơi.
Mùa đông, tháng 10 đổi niên hiệu là Thiên Cảm Thánh Vũ năm thứ nhất, năm ấy được mùa to. Tháng chạp đặt ra trạm Hoài Viễn ở Gia Lâm để làm nhà trọ cho khách sứ bốn phương. Quan Thái Bảo Nùng Trí Cao sang chầu..
Năm Ất Dậu (năm 1045- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 2. Mùa xuân, tháng 3 dựng bia ở Đại Nội.
Mùa hạ, tháng 5 chế tạo xe Thái Bình, dùng vàng làm vật trang sức.
Năm Bính Tuất (năm 1046- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 3, Mùa hạ, tháng 5 dựng Ngân Hà ở hậu uyển để cho các cung nhân (cung nữ) Chiêm Thành ở.
Năm Đinh Hợi (năm 1047- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 4; Đặt ra trấn Vọng Quốc và bảy trạm là Qui Đức, Bảo Khang, Tuyên Hóa, Thanh Bình, Vĩnh Thông, Cảm Hóavà An Dân. Ở mỗi trạm có lập cột mốc để cho người Man Di làm chổ lưu trú nghĩ ngơi. Sứ Chiêm Thành sang triều cống, vua xuống chiếu lưu giữ sứấy lại ở châu Chân Đăng3, vì vua Chiêm là Úng Nặc (còn gọi là Ung Ni) vô lễ, cho nên phải làm như thế.
Năm Mậu Tý (năm 1048- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 5 (nguyên bản viết: "nhị niên" là nhầm- ND): Nùng Trí Cao ởđộng Vật Ác4 làm phản, vua sai Võ Oai Hầu và quan Thái uý là Quách Thạch Ích đi đánh dẹp, ngày đánh nhau, trời đất tối tăm mù mịt, chốc lát thì sấm sét ầm ầm ở trong động. Tù trưởng trong động ấy chân tay bủn rủn sợ hãi bèn xin hàng5.
Tháng 3, lập xã đàn ở ngoài cửa Ttrường Quảng để làm nơi bốn mùa cầu cúng thần lúa. Mùa thu, tháng 9 mở 3 khu vườn: Quỳnh Lâm, Thắng Cảnh, Xuân Quang.
Mùa đông, tháng chạp nhà vua xuống chiếu định lại phép chọi trâu vào dịp xuân. Phạm Khứ Liêu mưu phản, sự việc được cáo giác. Liêu bị rót thịt ra ở chợ Đông. Năm Kỷ Sửu (năm 1049- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 6:
1 Sách "Việt sử tiêu án" chép là Quách Gia Di cùng nhiều sử bộ khác cũng chép như thế. Quách Gia Di là tướng của vua Chiêm, một viên tướng phản phúc, trong trận này y đã chém chết ông vua của nước y rồi đem dâng đầu cho vua Lý Thái Tông mà xin hàng viên tướng phản phúc, trong trận này y đã chém chết ông vua của nước y rồi đem dâng đầu cho vua Lý Thái Tông mà xin hàng (!) Có người cho rằng Quách Gia Di không phải là tướng của triều Lý nước ta, có nhầm không (?).