Đại thanh: Một loại cây cóc ủ, tính nó hàn Người ta dùng củ này để làm thuốc chữa trị các bệnh cảm nhiệt.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 85 - 86)

Năm Kỷ Mùi (năm 1199- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 14: Mùa xuân, tháng 2 nhà vua đi phủ Thanh Hoá xem bắt voi. Mùa hạđộng đất.

Mùa thu xem khoa thi của học sinh. Hậu cung bị bốc cháy.

Đàm Dĩ Mông dâng chim sẻ trắng, quạ trắng.

Năm Canh Thân (năm 1200- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 15: Giữa mùa xuân, nhà vua đi trại ở núi Ngọc Sơn xem bắt voi.

Cuối mùa hạđộng đất.

Mùa thu bày cuộc đua thuyền và lễ tiệc.

Năm Tân Dậu (năm 1201- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 16: Năm Nhâm Tuất (năm 1202- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ nhất: Mùa xuân, tháng giêng đổi niên hiệu. Quần thần xin vua đặt thêm tôn hiệu. Mùa hạ, tháng 6 động đất.

Mùa đông, tháng 10 vua đi chơi ở hành cung Hải Thanh. Ở đấy đêm nào cũng sai nhạc công khảy đàn Bà Lỗ, xướng điệu hát phỏng theo nhạc khúc Chiêm Thành, âm thanh ai oán thảm thiết buồn bả oán hờn. Những kẻ tả hữu nghe đến đều nghẹn ngào rơi lệ. Có Vị tăng phó là Nguyễn Thường thưa: "Tôi thấy lời tự trong kinh Thi1 rằng, âm thanh lúc nước loạn thì ai oán, để tỏ ý căm giận cái chính trị bạo ngược; âm thanh hồi nước mất thì đau thương, để tỏ ý lo cho dân trong cảnh khốn cùng cơ cực. Nay chúa thượng đi tuần du không có chừng mực, chếđộ chính trị và việc giáo hoá thì trái ngược, dân chúng

ở dưới thì sầu khổ. Sự nguy khốn đến thế thì thật là tột mức, mà ngày nay nghe cái âm thanh ai oán thì không phải đó là cái điềm loạn ly vong quốc hay sao? Tôi muốn xa giá2 từđây trở vềđừng đi chơi nơi cái cung ấy nữa vậy".

Sau, ở trong cõi loạn lạc lớn đúng như lời nói ấy.

Năm Quý Hợi (năm 1203- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ 2:

Tháng giêng, xây cất cung mới ở phía tây tẩm điện (điện vua nghĩ ngơi- ND). Ở giữa dựng điện Thiên Thụy. Bên tả dựng điện Thiên Minh. Bên hữu dựng điện Thiềm Quang. Phía trước là điện An Chánh Nghi. Ở trên lại dựng điện Kính Thiên. Bậc thiềm (điện) gọi là Lệ Diêu. Nơi giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm. Bên hữu mở cửa Việt Thành. Bậc thiềm (cửa) gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ. (Trên

điện Thắng Thọ- ND) dựng cái gác Thánh Thọ. Bên tả dựng gác Nhựt Kim. Bên hữu dựng gác Nguyệt Bảo. Chung quanh làm mái hiên. Bậc thiềm nhà ở giữa gọi là Kim Tinh. Bên hữu cái gác Nguyệt Bảo dựng cái gác Lương Thạch. Phía tây dựng nhà tắm. Đằng sau làm cái gác Phú Quốc. Bậc thiềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thẩu Viên. Đào hồ nuôi cá, trên hồ dựng đình Ngoạn Y. Đình ba mặt là cây cối, có những thứ hoa lạ, những loài cây khác thường. Nước hồ thông ra sông. Hồ được chạm trỗ

1 Kinh Thi là quyển sách thơ gồm những bài ca dao ở nơi thôn quê và nhạc chương ở nơi triều miếu của nước Trung Quốc, tựđời nhà Thương đến đời nhà Chu. Kinh Thi là một trong năm kinh. nguyên trước đó có đến 3000 thiên, sau đức Khổng Tử san định, nhà Thương đến đời nhà Chu. Kinh Thi là một trong năm kinh. nguyên trước đó có đến 3000 thiên, sau đức Khổng Tử san định, chọn lọc lấy 305 thiên.

Bài học cốt yếu trong kinh Thi mà cũng là chủ ý của đức Khổng Tử khi san định kinh ấy là, không nghĩđến điều xằng bậy dâm tà,

đức Khổng Tử lại nói: "Người xem kinh Thi, có thể hứng khởi được chí khí, xem xét được việc chính, việc tà, hòa hợp với mọi người. Bày tỏ nổi ai oán, gần thì học việc thờ cha, xa thì học việc giúp vua, lại biết được nhiều tên chim, muông, cây cỏ. Ngoài cái ích lợi đó, kinh Thi còn là một kho điển tích, một nguồn thi hứng đã giúp các văn thi sĩ nước ta rất nhiều trong việc sáng tác văn chương.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 85 - 86)