Tống Anh Tông tên là Thự, cháu của Ung Vương là Nguyên Bân (con củaT ống Thái Tông), ở ngô i4 năm.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 49 - 50)

Tháng 8, mở vườn Thượng Lâm.

Ngày Bính Thìn rồng vàng từ điện Đại Minh hiện ra ở điện Hội Nguyên, lại hiện ra ở hành cung Bố Hải.

Ngày Quý Vị vua đi hành cung Cứu Lan và gọi cung ấy là Cảnh Hưng, Hành Cung Diêu Đàm gọi là Ngoạn Xuân.

Mùa đông, tháng chạp rồng vàng hiện ra ở điện Diêu Linh, lại hiện ra gác Du Thiền, nơi mà bà Nguyên Phi2 là _ Lan ở.

Chiêm Thành sang dâng một con tê ngưu trắng.

Năm Bính Ngọ (năm 1066- ND) là năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 8: Mùa xuân, tháng 2 đổi niên hiệu là Long Chương Thiên Tự năm thứ nhất. Tháng 3, rồng vàng hiện ra ở trong cung Thái Tử. (Thái Tử Càn Đức- ND). Ngày Giáp Thân, Lại Viên ởĐô Tào là Đào Trì hiến dâng chim sẽ trắng. Tháng 9 bỏ thuế cao.

Ngày Giáp Tý vua sai Lang tướng Quách Mãn xây tháp ở núi Tiên Du. Mùa đông, tháng 11 vua đi hành cung khải Thụy xem gặt lúa.

Con trai của công chúa Bình Dương là Thân Đạo Nguyên cưới công chúa Thiên Thành. Năm Đinh Vị (năm 1067- ND) là năm Long Chương Thiên Tự thứ 2:

Dùng Viên ngoại lang là Ngụy Trọng Hòa và Đặng Thể Tư làm Đô Hoạch Sĩ sư. Thư gia 10 người làm Án ngục lại.

Cho Trọng Hòa và Thể Tư lương bổng hàng tháng, tiền mỗi người 50 quan, lúa mỗi người 200 bó và cá muối v.v... Thư gia mỗi người 20 quan tiền, lúa 100 bó để làm ngưng cái lòng tham vọng đút lót.

Mùa hạ, tháng 6 ngày Tân Hợi rồng vàng hiện ra ở hành cung Ly Nhân3. Ngày Tân Mão vua đi Lý Nhân xem gặt lúa và xem đua thuyền.

Năm Mậu Thân (năm 1069- ND) là năm Thiên Hướng Bảo Tự thứ nhất:

Mùa xuân, tháng giêng châu Chân Đăng dâng voi tr91ng hai con. Lạng Châu dâng voi trắng một con.

Rồng vàng hiện ra ởđiện Diệu Linh.

Tháng 2, huyện Đô Lạp hiến voi trắng và chim sẻ trắng. rồng vàng hiện ra ở hành cung Khải Thụy.

Mùa hạ, tháng 5 ởđiện Hội Tiên. Sửa sang chiến hạm (tàu chiến).

Mùa thu, tháng 8 thuyền vua không có nguyên do, tự nhiên di động dời chổđậu ba thước. Tháng 9, rồng vàng hiện ra ở trong thuyền Vĩnh Xuân và thuyền Thanh Lan.

Tống Thần Tông1 phong cho vua làm Nam Bình Vương gia phong Khai phủ NghịĐồng tam ty.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 49 - 50)