Thời bấy giờ, khi bị đuổi bỏ mà dùng nhiều thuyền đến thế để chở vợ con đi lánh nạn thì đáng nghi lắm.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 87 - 88)

Đỗ Thanh và Phạm Diên nóu với nhau rằng: "Bọn ta đã trái ý quan Phụ quốc (Đàm Dĩ Mông), tất không thoát điều chẳng lành, chi bằng hãy bí mật đem quân đánh Bố Trì, lấy đó làm kế vẹn toàn. Âm mưu bị

tiết lộ, cái kế phản lại ấy bị Bố Trì phát giác. Bố Trì sợ hãi bèn nói quân lính rằng là, bọn ta gặp nạn mới

đến cầu cứu ở nước lớn. Nước lớn đã không có cái điều nghĩa thương xót mà trái lại còn muốn bắt tội làm tù nữa, đau đớn quá chừng. Rồi nhân đó Bố Trì dò xét tìm cách dụ Đỗ Thanh và Phạm Diên. Đỗ

Thanh và Phạm Diên sai người ở Nghệ An buộc thuyền (của triều đình) vào với thuyền Bị Lan của Chiêm Thành để giữ. Người Chiêm Thành ban đêm lấy đuốc bằng tre có đặt đồ binh khí mà giấu vào trong thuyền. Một đêm, lính giữ thuyền mệt mỏi mới bỏ việc phòng bị mà đi nằm. Quân Chiêm Thành nhân đó

đốt đuốc ném vào thuyền ấy. Lính giữ thuyền kinh sợ vùng dậy không biết lẽ gì đã gây ra, rồi tất cảđều nhảy xuống nước. Số người bị quân Chiêm Thành giết và bị chết đuối hơn 200 quân Đỗ Thanh và Phạm Diên thua to1, rồi Bố Trì quản lãnh dân binh trốn về nước hắn.

Tháng 9 có người ở Đại Hoàng2 là Phí Lang làm phản. Trước đó người ởĐại Hoàng xây cửa Đại Thành, nghe Lâm Ấp, Đà MỗẤp đã làm phản, bèn đốc xuất quần chúng trốn về mà làm phản.

Thượng tướng quân là Nguyễn Bảo Lương và quan lại bộ Thượng thư là Từ Anh Nhị tâu ngay lên vua rằng Đàm Dĩ Mông là tên mọt quốc hại dân, không có chi tai hại bằng. Nhà vua xuống chiếu giáng

Đàm Dĩ Mông xuống hàng đại liêu3.

TRước kia Nguyễn Bảo Lương (chậm trể công việc)4 xây cái gác Thánh nhựt, Đàm Dĩ Mông giận, sai đánh Lương. Nguyễn Bảo Lương giả vờ đau quá không thể ngồi dậy được. Đàm Dĩ Mông kêu dậy. Nguyễn Bảo Lương thưa rằng: "Lấy gậy đánh đau như thế này, há có thể dậy được sao?". Trong lòng Nguyễn Bảo Lương chứa đựng mối căm giận từđó.

Ngày Ất Tỵ, nhà vua dùng quan Chi hậu Phụng ngự là Trần Hinh làm Lãnh binh Nguyên soái để đánh Đại Hoàng. Vua lại sai luôn quan Lại bộ Thượng thư là Từ Anh Nhị đem binh ở Thanh Hóa đi đánh

Đại Hoàng.

Ngày Giáp Dần Từ Anh Nhịđóng quân ở cửa sông Lộ Bái5.

Trần Hinh và Phí Lang gặp nhau, quân hai bên giao chiến. Từ Anh Nhịđến cứu Trần Hinh, nhưng

đều thất bại và bị Phí Lang giết.

Năm Giáp Tý (năm 1204- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ 3: Nhà vua sai quan Thái bảo Phụ quốc là Đỗ Kính Tu6đánh Đại Hoàng.

Kính Tu hèn nhát không dám vào sâu trong vùng địch mới dừng binh ở Việt Loan mà chia quân tiến đánh vào các đạo. Nhưng rồi Kính Tu chỉ qua lại trong khoảng An Lão thuộc Chương Sơn mà thôi, Kính Tu lại dâng thư lên vua nói rằng là, đang lúc tháng hạ vô cùng oi bức, trời nắng, nóng sốt, lính thì già yếu mà lương thực lại hết... Nhà vua bèn triệu về.

Tháng 5 vua lại sai quan Quan nội hầu là Đỗ Anh Doãn đi đánh Đại Hoàng, nhưng cũng lại không đánh nỗi phải kéo quân về.

Rồng vàng hiện ra ở nơi gác Thánh Nhựt.

1 "Việt sử tiêu án" chép, người trục xuất Bố Trì là BốĐiền, chứ không phải là Bố Do. Có lẽ chữ Do chép nhầm ra chữĐiền. Và cũng sách "Việt sử tiêu án" chép, trong trận này Phạm Diên bị tử trận. Nghệ An tan vỡ. sách "Việt sử tiêu án" chép, trong trận này Phạm Diên bị tử trận. Nghệ An tan vỡ.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)