Âm hành tức làng ọc hành là cơ quan sinh dục của nam giới.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 82 - 83)

chuồng. Vừa bước vào, vị tăng sư niệm chú1 mà hướng về phía trước con cọp, dùng gậy khỏ lên đầu nó. Con cọp vồ cây gậy ấy. Vị tăng sư, vì thế, mà tâu rằng: "Có kẻ nào xấu giải mất cái linh thuật của thần chú. Xin luyện thêm lại rồi sau mới làm được. Nhà vua chịu cho theo lời xin ấy. Vị tăng lại luyện thêm ít lâu. Nhà vua muốn xem thử cho biết cái pháp thuật đến cùng. Một hôm vua lại sai vị sư vào chuồng. Cọp bèn chạy nhẩy chụp cắn. Vị sư khiếp sợ thối lui, rồi thì không biết điều gì đã làm cho vị sư tựa vào chuồng mà chết.

Giữa mùa đông sao Huỳnh Hoặc (Hỏa tinh) hiện ra.

Năm Mậu Thân (năm 1188- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 3: Mùa xuân, tháng 2 ngày mồng một có nhựt thực.

Mùa hạ, dựng cung Thánh Nghi. Cuối mùa hạ có động đất. Gió dữ dội.

Quan Thái sư là Đỗ An Thuận từ trần, nhà vua cho quan Thái phó là Ngô Lý Tín làm phụ chánh. Mùa thu, người ở giáp Cổ Hoành làm phản2.

Năm Kỷ Dậu (năm 1189- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 4: Mùa xuân, tháng 2 ngày mồng một có nhựt thực.

Mùa hạ, mặt trời, mặt trăng có sắc đỏ như máu.

Nhà vua sai Thái phó là Ngô lý Tín, Đô quan lang trung là Lê Năng Trường xét xử về cái vụ tranh tụng quan Thiếu sư là Mạc Hiển Tích. Bọn Lê Năng Trường sợ Mạc Hiển Tích nên không dám tìm tòi tra xét. Người trong nước cười giễu rằng: Ngô Phụ Quốc3 là Lan, Lê Đô quan4 là Kích.

Xét xử một vụ kiện tụng Mạc Hiển Tích mà chỉ bàn loanh quanh rồi thôi. Lúc bấy giờ vua thì còn nhỏ tuỗi, Mạc Hiển Tích lại tư thông với bà Thái hậu. Cho nên đương thời bấy giờ người ta sợ Hiển Tích là như vậy.

Lan, Kích là tên hai người cuồng5.

Các bậc tăng sư nước Đại Lý là Huệ Minh, Giới Nhựt v.v... sang chầu. Năm Canh Tuất (năm 1190- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 5:

Mùa xuân, tháng 2 bà Thái hậu từ trần. Bà được đặt tên thụy là Linh Đạo. Tháng 3 động đất.

1 Chú: Một lối văn trong kinh sách của Phật giáo, như chú Đại bi, chú Chuẩn đề, Tiêu tai kiết tường thần chú v.v... Theo nghĩa của nhà Phật thì "chú" là lời chúc nguyện. Các tôn giáp khác nhưĐạo giáo đều có "chú". Xưa, các bậc đạo sĩ, thuật sĩẩn cư nơi thâm nhà Phật thì "chú" là lời chúc nguyện. Các tôn giáp khác nhưĐạo giáo đều có "chú". Xưa, các bậc đạo sĩ, thuật sĩẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc để luyện thuật thần tiên cũng đều có "chú" riêng. Về sau, những kẻ phàm phu tục tử học đòi tu luyện mà tâm không chính, ý không thành lại hay lợi dụng thuật huyền diệu để làm việc tà vạy, mưu cầu tư lợi; hoặc là sức học non kém nên hiểu sai lệch cái nghĩa cao thâm kỳ bí của Tổ sáng lập. Do đó mà "chú" không linh nghiệm và nạn mê tín dịđoan xảy ra.

2 Cổ Hoành tức là Cổ Hoằng, nay thuộc Thanh Hoá. Sách "Việt sử tiêu án" chép: Người giáp Cổ Hoằng thấy có vết chân trâu ở trên cây am la, trông lên là con trâu trắng, người xem bói toán nói: "con trâu là vật ở dưới đất, mà lại ở trên cây, đó là hiện tượng kẻ cây am la, trông lên là con trâu trắng, người xem bói toán nói: "con trâu là vật ở dưới đất, mà lại ở trên cây, đó là hiện tượng kẻ

dưới được ở trên", nhân vì thế người giáp ấy mới làm phản (cây am la tức cây muỗm, quả như quả xoài, nhưng nhỏ và rất chua).

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 82 - 83)