Lộ Bái tức Lộ Bố, tên sông ởÝ Yên Nam Hà.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 88 - 89)

6 Bộ "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, quyển 6, phần nhân vật chí chép: Lý Kính Tu, nguyên giòng họĐỗ, được vua nhà Lý cho lấy họ tôn thất. Vậy "Đại việt sử lược" chép Đỗ Kính Tu là chép đúng họ thật. Phan Huy Chú đã liệt Đỗ Kính Tu vua nhà Lý cho lấy họ tôn thất. Vậy "Đại việt sử lược" chép Đỗ Kính Tu là chép đúng họ thật. Phan Huy Chú đã liệt Đỗ Kính Tu vào bậc công thần phò tá có công lao và tài đức của thời Lý.

Tháng 8 rồng lại hiện ra ởđiện Thánh Thọ, bay vòng quanh nơi cửa phòng ngủ của vua và ở chỗ

vua ngồi trong điện Thiên Thụy, để lại dấu móng chân gần hơn một trăn chỗ.

Rồng lại hiện ra ở hậu cung ba lần, dẫn người cung nữ ở hậu cung ấy là Lê nương (cô nàng họ

Lê) đểở nơi đầu điện.

Tháng 10, sai Đàm Dĩ Mông đem binh ở các đạo đi đắp bờ lũy từ con kinh bà Câu về phương Bắc dọc theo con đường chạy tới cửa sông đến trại Văn Lôi để ngăn chặn người Đại Hoàng.

Có trận gió lớn.

Năm Ất Sửu (năm 1205- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ 41:

Trước kia, Đàm Dĩ Mông đắp lũy xong, lại đóng vài chục chiếc thuyền lầu (thuyền có lầu ở trên- ND) rồi sai Phú Lương là tay cung nỏ ở trên đấy. Dùng dây dài buộc đuôi thuyền và ra lệnh rằng: "Hễ

giặc đến thì chèo thuyền qua sông mà bắn. Nếu như có sự bất lợi thì chèo thuyền trở về". Và Đàm Dĩ

Mông bị triệu về kinh. Người Đại Hoàng đem phe đảng của chúng đóng ở nơi bờ sông phía Bắc. Lính thú (bên triều đình- ND) đã làm theo như lời Đàm Dĩ Mông dạy. Người Đại Hoàng đổ lên bờ, đánh trống, kéo thuyền reo hò ầm ỹ. Lính thú rốt cuộc thấy cái thế quá lớn nên người nào cũng tự nhiên kinh sợ bỏ dây mà chạy. Thuyền đậu nơi bờ giặc đóng, mà những tay cung nỏ thì đã bị giết hết cả. Quan quân thua to. Bọn Phí Lang ỷ vào vài cái chiến thắng ấy bèn cứ theo cái chủ trương sẵn có của chúng.

Rồi Thổ man rợ Lão là bọn Quan Sạn lại tiến đánh, san bằng một dãy xóm. Thiêu hủy hành cung

Ứng Phong, và kho thóc cùng nhà cửa ở trong bộ lạc gần hết. Sau đó chúng kéo đến Hiện Động thì bị

người ởđộng ấy đón đánh giết phá chúng dữ dội.

Mùa thu, tháng 8 nhà vua sai quan Thị vệ đô Hỏa đầu là Nguyễn Vị sang chiêu dụ người Đại Hoàng. Nguyễn Vịđến, Phí Lang cùng với bọn hào trưởng2 hơn 170 người ra hàng.

Tháng 9, ngày Nhâm Thìn đổi niên hiệu là Trị Bình Long Ứng năm thứ nhất. Tháng đó núi Lãm sụp đổ.

Rồng vàng hiện ra ở điện Thắng Thọ.

Điện Thiên Thủy xây cất hoàn thành, nhà vua cho quần thần ba ngày dự yến tiệc để mừng về

công cuộc mới làm xong ấy.

Nhà vua lại rất tham về của lợi, bèn đem bán chức quan3 bán tội ngục.

Bán tội ngục là việc, như hai người tranh giành nhau, về ruộng đất hay sản vật mà một người dâng nạp tiền của là điều lấy hết vào làm của công, mà chẳng hỏi đến cái tình lý phải trái ra sao. Cho nên kho đụn nhà nước thì tiền của chất chứa như núi mà trăm họ thì than thở oán trách, giặc cướp nổi lên như ong.

Năm Bính Dần (năm 1206- ND) là năm Trị Bình Long Ứng thứ 2:

Mùa xuân, tháng giêng vua ngựở gác Kính Thiên để xem cuộc ném "phi đoàn"4. Tháng 2, ngày Nhâm Tý nhằm ngày mồng một có nhật thực.

Tháng 3 cung Phụng Thiên bị cháy. Mùa hạ, tháng 5 xây chùa Thánh Huân.

1 Sách này bản chữ Hán chép: "Thiên tư bảo Hựu nhị niên" là chép nhầm.

Một phần của tài liệu Đại Việt sự lược-Khuyết Danh (Trang 88 - 89)