3.1- Nguyên tắc:
- Ngăn chặn sự tiếp tục xâm nhập của chất độc và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. - Sử dụng thuốc chống độc đặc hiệu.
- Điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng
3.2- Biện pháp cụ thể:
- Nhanh chóng tiêu độc da khi chất độc rơi vào (chú ý vùng da hở) bằng dung dịch cloramin 3-5% hoặc thuốc tím 5%
- Khi chất độc bám lên quần áo: cắt bỏ chỗ quần áo có dính bám chất độc , tiêu độc phần da d−ới chỗ quần áo đã cắt bỏ (lúc đầu lau khô, sau lau −ớt bằng dung dịch tiêu độc).Tr−ờng hợp quần áo bị nhiễm quá nhiều chất độc thì cởi bỏ quần áo ngoài và tiêu độc da nh− trên.
- Kịp thời sử dụng các ph−ơng tiện bảo vệ da và cơ quan hô hấp:đeo mặt nạ, mặc quần áo phòng độc hoặc ph−ơng tiện ứng dụng thay thế (khẩu trang, khăn, tấm nilon).
- Ra khỏi vùng nhiễm độc (tự ra hoặc ng−ời khác đa ra).
* Ngoài khu vực nhiễm độc: (tuyến bệnh viện)
- Cởi bỏ mặt nạ, quần áo và trang bị đã ô nhiễm chất độc .
- Rửa mặt, súc miệng, họng bằng n−ớc sạch, dung dịch cloramin 0,25% - Xử lý vệ sinh toàn bộ: cởi bỏ quần áo, tắm kỹ bằng xà phòng.
- Nếu nghi ngờ có chất độc qua đ−ờng tiêu hoá: gây nôn, uống 50g than hoạt tính, 20-30 gam magnesiesulfat và nhiều n−ớc.
- Nhanh chóng sử dụng thuốc chống đặc hiệu 1 trong 2 thuốc sau đây: +BAL (Dimercaptopropanol) dung dịch dầu.
. Liều đầu tiên: 3-5mg/kg thể trọng tiêm bắp thịt sâu, sau đó cứ 4-6giờ tiêm nhắc lại nửa liều ban đầu.
. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 : liều thuốc bằng 1/2 ngày đầu. +DMPS ( Dimercaptopropanolsulfonat) còn gọi là urithiol dung dịch 5%
. Liều đầu tiên: 5mg/kg thể trọng tiêm d−ới da hoặc tĩnh mạch chậm. Sau đó cứ 4-6 giờ tiêm nhắc lại liều 3 mg.
. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 : liều thuốc bằng 1/2 ngày đầu.
L−u ý: Khi dùng BAL chú ý tổn th−ơng thận. Trong tr−ờng hợp có tổn th−ơng thận rõ thì liều thuốc phải giảm đi một nửa.
- Xử trí các tổn th−ơng tại chỗ:
+ Đối với mắt: rửa nhiều lần bằng n−ớc sạch, nhỏ dung dịch cloramin 0,25%, nếu đau rát quá nhiều có thể nhỏ dicain 1%, bơm rửa, nhỏ kháng sinh hàng ngày. Có thể dùng mỡ BAL để tra mắt.
+ Đối với da:
. Đắp gạc có tẩm dung dịch cloramin 2% hoặc rivanol, hoặc thuốc tím 4% lên vùng da tổn th−ơng rồi băng lại (giai đoạn đầu).
. Cắt lọc hoại tử, rửa vết th−ơng bằng dung dịch becberin hoặc thuốc tím 4% và sau đó có thể dùng dầu kẽm hoặc malusin để phủ vết th−ơng (giai đoạn sau).
. Khi tổ chức hạt đã mọc có thể vá da( nếu tổn th−ơng rộng). + Đối với cơ quan hô hấp:
. Hút đờm, rãi.
. Cho uống các thuốc giảm ho, long đờm: terpin codein. . Thuốc giãn phế quản: theophylin hoặc salbutamol.
. Khí dung hàng ngày bằng dung dịch gentamycin + hydrocortison . Đề phòng phù phổi: tiêm corticoid (solumedron hoặc depersolon) kết hợp với thuốc lợi tiểu.
. Thở oxy
. Nếu liệt hô hấp: hô hấp nhân tạo, đặt nội khí quản và thở máy + Đối với cơ quan tiêu hoá:
. Thuốc chống co thắt, giảm nhu động: uống hoặc tiêm nospa hay atropin
. Chống nôn: uống hoặc tiêm primperan.
. Uống thuốc bảo vệ niêm mạc: pepsane, phosphalugen, bismusth... - Xử trí nhiễm độc toàn thân:
+ Sử dụng thuốc chống độc đặc hiệu (đã nói ở trên). + Chống trụy tim mạch:
. Đảm bảo l−u l−ợng tuần hoàn: truyền các loại dịch thể.
. Corticoid (depersolon hoặc solumedron tiêm truyền tĩnh mạch)
. Dopamin(khi tụt huyết áp ), pha vào dung dịch dextrose 5% hoặc huyết thanh mặn 9‰ truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 8-10 -20 mcg/kg/phút.
+ Giảm đau: có thể tiêm promedol, dolacgan (khi đau mạnh) uống hoặc tiêm paracetamol kết hợp với an thần (khi đau vừa).
+ Thăng bằng kiềm toan, điện giải: truyền dịch thể: ringerlactat, nabica 4,2%, hoặc 8,4 % bổ xung kali, natriclorua 9‰
+ Thuốc lợi tiểu: tiêm lasix trong 1-3 ngày đầu để tăng đào thải chất độc + Sử dụng các thuốc kháng histamin (tiêm dimedrol 2%, phenergan) + Sử dụng kháng sinh liều cao, phối hợp hoặc kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng.
+ Truyền đạm, máu t−ơi, bổ sung nguồn vitamin C, B + Chăm sóc, hộ lý phục hồi chức năng.