Bàn luận 4.1 Đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu
4.2.2- Độc tính và khả năng hấp phụ của than hoạt tính
* Độc tính của than hoạt tính: - Trên động vật thực nghiệm:
Kết quả thể hiện tại bảng (2.24; 3.25) cho thấy: thỏ uống của than hoạt tính với liều 0,6g/kg và 1g/kg thể trọng, không thấy có sự biến đổi các chỉ tiêu xét nghiệm về số l−ợng hồng cầu, bạch cầu, SGOT,SGPT, urê, creatinin tại các thời điểm tr−ớc và sau uống của than hoạt ở các thời điểm 24, 48, 96 giờ và sau 7 ngày. Hoạt động của thỏ tr−ớc và sau uống than hoạt không có sự thay đổi gì đặc biệt.
Theo ý kiến của nhiều tác giả thì để đánh giá độc tính của một loại thuốc nào đó, nhiều chỉ tiêu lâm sàng và sinh học cần đ−ợc kiểm định, trong đó các chỉ số về huyết học, chức năng gan, thận đ−ợc xem là cơ bản [29],[44]. Các chỉ tiêu về thần kinh đ−ợc theo dõi bằng những hành vi lâm sàng [60], [92]. Với thời gian theo dõi trong 7 ngày đủ để đánh giá độc tính cấp của than hoạt. Chúng tôi nghĩ rằng, than hoạt tính là carbon khi qua đ−ờng tiêu hoá sẽ không đ−ợc hấp thu. Yếu tố độc trong than hoạt chính là những yếu tố tạp chất trong đó, mà đáng chú ý nhất là các kim loại nặng.
Tr−ớc lúc đ−a vào áp dụng thử nghiệm, những biện pháp kỹ thuật để loại trừ và làm giảm kim loại nặng trong than hoạt đ−ợc điều chế đã đ−ợc thực hiện. Qua kiểm định, l−ợng kim loại là nằm trong thông số cho phép. Bởi vậy ch−a thấy một ảnh h−ởng nào của than hoạt tính dạng bột và dạng huyền phù đối với tế bào máu ngoại vi cũng nh− chức năng gan, thận và thần kinh.
Chúng tôi cũng l−u ý rằng, than hoạt tính dạng huyền phù là một hỗn dịch gồm than hoạt tính cộng với sorbitol. Sorbitol đ−ợc chọn để pha thành dạng huyền phù là sorbitol y học đã đ−ợc bộ y tế xác định là không độc tính. Từ những kết quả đó có thể cho phép kết luận rằng than hoạt tính mà chúng tôi thực nghiệm ch−a thấy có độc tính cấp trên thỏ trong 7 ngày theo dõi.
- Trên ng−ời:
Trên 65 bệnh nhân nhiễm độc nhẹ (chủ yếu thuốc an thần) tự nguyên dùng than hoạt tính dạng bột và dạng huyền phù (kết quả tại bảng 3.31; 3.32; 3.33 ) cho thấy các chỉ tiêu về lâm sàng: ý thức phản xạ, chỉ số mạch, hô hấp, tiêu hoá..huyết áp cũng nh− các thông số về xét nghiệm: số l−ợng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, urê, creatinin, SGOT,SGPT, bilirubin tr−ớc và sau uống than hoạt (ở các thời điểm 24, 48giờ) không có gì thay đổi (P> 0,05). Các bệnh nhân ngộ độc nhẹ uống than hoạt tính đều trở lại trạng thái bình th−ờng sau 2 ngày điều trị .
Chúng tôi nhận thấy rằng, các bệnh nhân ngộ độc thuốc đều là mức độ nhẹ và các triệu chứng lâm sàng khi vào viện ch−a có rối loạn gì đáng kể nh−: huyết áp, mạch, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh vẫn trong giới hạn sinh lý bình th−ờng. Những xét nghiệm tại thời điểm tr−ớc uống than hoạt vẫn nằm trong giới hạn sinh lý. Sau khi uống than hoạt với mục đích để hấp phụ chất độc, thì tiến triển
của bệnh vẫn thuận lợi. Các chỉ số theo dõi về lâm sàng và xét nghiệm không có gì khác biệt so với tr−ớc lúc uống than hoạt .
ở đây có hai vấn đề cần đ−ợc đề cập đến : nguyên nhân gây ngộ độc là thuốc ch−a thấy có ảnh h−ởng đáng kể đối với cơ thể để gây nên những rối loạn trên lâm sàng và xét nghiệm, vì vậy, việc xác định mức độ nhẹ là phù hợp. Thời điểm đến điều trị phần lớn là sớm tr−ớc 4 hoặc 6 giờ, thuốc ch−a đ−ợc hấp thu nhiều, do vậy các biện pháp điều trị bằng cách đào thải chất độc khỏi ống tiêu hoá cùng các ph−ơng pháp khác, cũng đã hạn chế đ−ợc mức độ tối đa tác hại của thuốc uống vào. Từ những kết quả thu đ−ợc đã làm rõ một điều là: than hoạt tính mà chúng tôi đã sử dụng cho bệnh nhân ngộ độc qua đ−ờng tiêu hoá ch−a thấy ảnh h−ởng nào đến cơ thể ng−ời bệnh trong thực tế.
* Khả năng hấp phụ của uống than hoạt tính
Những kết quả thu đ−ợc thể hiện (tại bảng 3.34; 3.35; 3.36) cho biết: ở nhóm thỏ uống đơn đ−ợc thyroxine (FrT4) thì tại các thời điểm 1, 3, 6 giờ nồng độ FrT4 tăng lên rõ rệt so với thời điểm ch−a uống thyroxine. Nhóm uống thyroxine + 0,6g/kg than hoạt tính (dạng bột và dạng huyền phù ) thì nồngđộ FrT4 tại các thời điểm 1, 3 và 6 giờ tăng lên và sự khác biệt so với tr−ớc lúc thí nghiệm ch−a rõ rệt (P> 0,05). Điều này chứng tỏ với liều 0,6g/kg thể trọng, sự hấp phụ của than hoạt tính là không hoàn toàn. Tuy nhiên, ở nhóm thỏ uống thyroxine +1g/kg thể trọng, thì nồng độ FrT4 đo đ−ợc tại các thời điểm 1, 3 và 6 giờ là không tăng rõ rệt so với nồng độ FrT4 tr−ớc lúc thí nghiệm. Rõ ràng là than hoạt tính đã hấp phụ và cầm giữ thyroxine tại ống tiêu hoá dẫn tới làm giảm sự hấp thu vào máu.
Một số tài liệu công bố hiện nay cho thấy khả năng hấp phụ của than hoạt tính đối với một chất khi dùng đơn liều hay đa liều, có kết hợp hay không với thuốc tẩy nhẹ nh− sorbitol, magesiumsulfat... là rất khác nhau phụ thuộc vào liều l−ợng của than hoạt và loại thuốc tẩy đ−ợc dùng.
Một số tác giả có ý kiến là: khi dùng than hoạt tính kết hợp với sorbitol hoặc magesiumsulfat thì khả năng hấp phụ tăng lên so với dùng liều đơn độc [60], [76], [97], [99].
Những kết quả mà chúng tôi thu đ−ợc minh chứng rằng, than hoạt tính liều 1g/kg thể trọng dạng bột và dạng huyền phù đều có khả hấp phụ tốt đối với thyroxine trong ống tiêu hoá. Dạng bột và dạng huyền phù không có sự khác biệt trong hấp phụ than hoạt tính ( P> 0,05), tuy nhiên chúng tôi thấy rằng khả năng hấp phụ của dạng huyền phù là cao hơn. (khi tính tỷ lệ %).
Từ những thực nghiệm trên thỏ cho thấy than hoạt tính dạng bột và dạng huyền phù không độc đối với động vật thực nghiệm và ng−ời với liều 1g/kg thể trọng, đồng thời có khả năng hấp phụ tốt thyroxine trong ống tiêu hoá với liều l−ợng trên.
5- Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu những t− liệu trong và ngoài n−ớc về ph−ơng pháp xử trí cấp cứu nhiễm độc cấp các chất độc quân sự - khủng bố, kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và ng−ời tình nguyện, chúng tôi rút ra mấy kết luận nh− sau đây: