Tên khoa học:Axit cyanhydric Ký hiệu: AC (Mỹ); VN (Anh)
1- Đặc tính, dạng và ph−ơng tiện sử dụng, đ−ờng gây nhiễm độc chính
- Đặc tính: chất lỏng, không màu, mùi hạnh nhân, dễ bay hơi, nhẹ hơn không khí.
- Dạng sử dụng: hơi
- Ph−ơng tiện sử dụng: tên lửa, bom, đạn pháo, bình phun. - Đ−ờng gây nhiễm độc chính: hô hấp
2- Chẩn đoán: dựa vào
* Triệu chứng lâm sàng là chính:
- Hơi thở nạn nhân có mùi hạnh nhân
- Nạn nhân cảm giác có mùi tanh kim loại trong miệng.
- Khó thở xuất hiện nhanh, dữ dội, nh−ng da niêm mạc vẫn hồng. - Đồng tử giãn, mắt lồi.
- Đau vùng tr−ớc tim (nh− đau thắt ngực).
Cần chẩn đoán phân biệt với:
- Nhiễm độc chất độc thần kinh: khó thở kiểu hen, đồng tử co nhỏ, da tím tái, rung máy cơ cục bộ hoặc lan toả, mắt không lồi. Nếu có điều kiện xét nghiệm thì thấy hoạt tính enzym cholinesteraza máu giảm.
- Nhiễm độc khí CO: điều kiện nhiễm độc: ở gần đám cháy lớn, nồng độ HbCO máu cao.
- Nhiễm độc chất độc gây ngạt (phosphogen, diphosgen): trên quần áo, trang bị có mùi cỏ thối, thời kỳ kích thích ban đầu mạnh, thời kỳ tiềm tàng rõ, điển hình là có phù phổi cấp.
* Kết quả phát hiện nhanh chất độc tại hiện tr−ờng (bằng hộp trinh độc)
* Xác định chất độc: trong máu và n−ớc tiểu
3- Cấp cứu , điều trị:
* Nguyên tắc:
- Ngăn chặn sự tiếp tục xâm nhập của chất độc và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. - Sử dụng thuốc chống độc đặc hiệu
- Điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng.
Vì nhiễm độc axit cyanhydric diễn ra rất nhanh nên xử trí cấp cứu phải khẩn tr−ơng thực hiện tại khu vực nhiễm độc, phải tự cứu và cứu chữa lẫn nhau
* Các biện pháp cụ thể:
- Trong khu vực nhiễm độc (tuyến tr−ớc bệnh viện):
+ Đeo mặt nạ phòng độc dùng cho axit xyanhydric, hoặc ph−ơng tiện ứng dụng thay thế.
+ Ngửi amylnitrit: bẻ 1 ống cho vào mặt nạ, hoặc khẩu trang, mặt trùm (khi không có mặt nạ).
+ Nếu chất độc vào đ−ờng tiêu hoá: móc họng gây nôn. + Nếu liệt hô hấp: hô hấp nhân tạo, úp masque, bóp bóng. + Nhanh chóng ra khỏi vùng nhiễm độc (đi ng−ợc chiều gió).
- Ngoài khu vực nhiễm độc (tuyễn bệnh viện):
+ Tiếp tục xử dụng thuốc chống đặc hiệu theo một trong các ph−ơng thức phối hợp sau:
. Natrinitrit dung dịch 1% ì 20ml tiêm tĩnh mạch + natrithiosulfat 10% ì 60ml tiêm tĩnh mạch, hoặc:
. 4-DMAP 2-5mg/kg thể trạng tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt + natrithiosulfat 10% ì 60ml tiêm tĩnh mạch, hoặc:
. Xanh metylen 1% ì 40- 60ml tiêm tĩnh mạch + natrithiosulfat 10% ì 60ml tiêm tĩnh mạch.Thuốc trên đây có thể sử dụng nhắc lại khi các triệu chứng nhiễm độc kéo dài
+ Đảm bảo ấm, yên tĩnh. + Chống suy hô hấp:
. Thở oxy liên tục hoặc ngắt quãng tuỳ từng tr−ờng hợp. . Hút đờm rãi.
. Đặt nội khí quản và thở máy khi liệt hô hấp. + Chống trụy tim mạch:
. Đảm bảo l−u l−ợng tuần hoàn: truyền dịch thể dextrose 5-10%, ringerlactat, sử dụng dụng depersolon hoặc solumedron.Dopamin( khi tụt huyết áp ) pha vào dung dịch dextrose 5% hoặc huyết thanh mặn 9‰ truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 8-10 -20 mcg/kg/phút
+ Chống co giật:
. Ngoài các thuốc chống độc đặc hiệu là chính, có thể dùng thêm: . Diazepam 10mg ì 1-2 ống tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt
+ Lợi tiểu: trong 24 - 48 giờ đầu khi nhiễm độc duy trì lợi tiểu hàng ngày bằng thuốc: lasix 20mg ì 1- 4 ống/ngày (cứ 4- 6 giờ tiêm tĩnh mạch 1 ống) cùng với việc bổ sung kali (kaliclorua hoặc panangin), chú ý kaliclorua pha với thanh huyết ngọt.
+ Thăng bằng kiềm- toan, điện giải: sử dụng các dịch thể để điều chỉnh khi cần thiết
. Ringerlactat.
. Dung dịch natribicacbonat, natriclorua 9‰ + Dự phòng bội nhiễm: tiêm hoặc uống kháng sinh