Đẩy mạnh công tác cơ cấu lại nợ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tiền giang phòng giao dịch cai lậy giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 68)

Đối với khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng thì việc xem xét cơ cấu lại nợ là việc làm cần thiết. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cơ hội để tiếp tục sản xuất và tiến hành trả nợ cho ngân hàng.Việc cơ cấu lại nợ hoặc thay đổi hợp đồng tín dụng gồm:

- Nhóm nợ quá hạn được xét cho khoanh nợ từ 3 đến 5 năm là các doanh nghiệp chưa trả được nợ vay ngân hàng do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh (như bị đóng cửa, mất thị trường...); do tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp; do ngân hàng cho vay theo chỉ định của cấp trên...Trước mắt ngân hàng chịu rủi ro phần thu lãi hàng năm trên loại nợ xấu này. Tuy nhiên để ngân hàng có được nguồn vốn hoạt động ngân hàng cần có cơ chế mua bán nợ và khoản nợ khoanh được hạch toán riêng và tạm loại ra khỏi chỉ tiêu tính tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng từ thời điểm có quyết định được khoanh.

- Nhóm nợ xấu được xét cho giãn nợ từ 3 đến 5 năm là các doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng do kinh doanh thua lỗ, mất thời cơ tiêu thụ hàng hoá hoặc thời kỳ phát huy hiệu quả dự án sản xuất chưa tới, do nhu cầu của nền kinh tế và hướng phát triển trong tương lai mà doanh nghiệp đó cần được tiếp tục tồn tại. Đây là khoản dư nợ được xét cho cơ cấu lại: biến nợ thời hạn ngắn thành thời hạn dài hơn, biến nợ quá hạn thành nợ trong hạn và con nợ vẫn phải trả lãi tiền vay trong suốt thời gian chưa đáo hạn của các hợp đồng tín dụng đó. Để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn thanh toán (do phải kéo dài thời gian thu hồi nợ) ngân hàng có thể sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường mua bán nợ.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tiền giang phòng giao dịch cai lậy giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 68)