Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tiền giang phòng giao dịch cai lậy giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 51 - 53)

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh kết quả có được của ngân hàng từ khâu cho vay đến khâu thu nợ, nó còn phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân

40

hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Từ kết quả tăng trưởng của doanh số cho vay qua 3 năm. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, công tác thu nợ cũng gặp không ít khó khăn trở ngại, nhưng đội ngũ cán bộ ngân hàng đã làm việc hết sức mình để đảm bảo doanh số thu nợ đạt chỉ tiêu nhưng nhìn chung qua 3 năm tình hình có xu thế giảm nhẹ. Dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ qua 3 năm cũng tăng nhẹ. Con số cụ thể qua các năm như sau:

Tổng dư nợ năm 2011 của ngân hàng là 139.856,7 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng dư nợ là 138.528,5 triệu đồng, giảm 1.328,2 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng giảm 0,9% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì dư nợ tại ngân hàng là 162.884,3 triệu đồng tăng hơn dư nợ năm 2012 là 24.355,8 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng tăng 17,6%.

Có được kết trên một phần do ngân hàng đã mở rộng các đối tượng khách hàng của mình, mở rộng doanh số cho vay. Nhưng một phần cũng do công việc đầu tư kinh doanh của khách hàng cần nhiều vốn và điều kiện khó khăn nên việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp phải sự chậm trễ là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến dư nợ cũng có xu hướng tăng qua 3 năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ tại ngân hàng thì ta sẽ xét dư nợ theo theo thời hạn tín dụng qua bảng sau:

Bảng 4.4 Dư nợ theo thời hạn tín dụng (2011-2013)

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Tổ kế toán tại MHB chi nhánh Tiền Giang – PGD Cai Lậy (2011-2013) Nhìn chung chúng ta thấy dư nợ qua 3 năm của ngân hàng có sự biến động nhưng có xu hướng tăng. Tỉ trọng của khoản dư nợ phần lớn thuộc nhóm dư nợ ngắn hạn, chiếm tỉ trọng nhỏ hơn là nhóm dư nợ trung hạn và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm dư nợ dài hạn. Qua 3 năm dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ khá cao trung bình khoảng 81,8% trong tổng dư nợ nguyên nhân là do ngân hàng luôn tập trung và mở rộng hoạt động đến đối với đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn.

Chỉ

tiêu Số tiền 2011 % Số tiền 2012 % Số tiền 2013 % Mức 2011-2012 % Mức 2012-2013 % Ngắn hạn 115.790,5 82,8 116.459,2 84,1 128.104,1 78,6 668,6 0,6 11.645,0 10,0 Trung hạn 21.930,6 15,7 20.410,1 14,7 27.479,1 16,9 -1.520,5 -6,9 7.069,0 34,6 Dài hạn 2.135,5 1,5 1.659,2 1,2 7.301,0 4,5 -476,3 -22,3 5.641,9 340,0 Tổng 139.856,7 100,0 138.528,5 100,0 162.884,3 100,0 -1.328,2 -0,9 24.355,8 17,6

41

Chúng ta thấy dư nợ theo thời hạn tín dụng của nhóm ngắn hạn có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ đạt được là 115.790,5 triệu đồng, đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 116.459,2 triệu đồng, tăng hơn năm 2011 là 668,6 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 0,6% và dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh vào năm 2013, với con số đạt được là 128.104,1 triệu đồng tăng hơn năm 2013 là 11.645,0 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng so với năm 2013 là 10%. Có được kết quả trên là vì trong giai đoạn ba năm từ 2011 đến năm 2013 nền kinh tế đang có chiều hướng phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, hơn nữa khoản cho vay thuộc nhóm ngắn hạn có chu kì sản xuất ngắn, vòng quay vốn nhanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng cao hơn. Nắm bắt được tình hình đó nên ngân hàng đã mở rộng được mạng lưới khách hàng và tạo điều kiện để số lượng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn có điều kiện tiếp xúc được với nguồn vốn một cách dễ dàng, hiệu quả và nhanh nhất có thể.

Ngược lại với xu hướng của dư nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm thì dư nợ trung và dài hạn có nhiều biến động nhưng cũng có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2011 dư nợ trung hạn là 21.930,6 triệu đồng, sang năm 2012 dư nợ trung hạn là 20.410,1 triệu đồng, giảm 1.520,5 triệu đồng hay giảm 6,9% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ trung hạn là 27.479,1 triệu đồng tăng 7.069,0 triệu đồng hay tăng 34,6% so với năm 2011. Còn về dư nợ dài hạn năm 2011 đạt 2.135,5 triệu đồng qua năm 2012 là 1.659,2 triệu đồng, giảm 476,3 triệu đồng hay giảm 22,3%. Đến năm 2013 dư nợ dài hạn là 7.301,0 triệu đồng, tăng 5.641,9 triệu đồng hay tăng 340,0% so với năm 2012. Nhìn chung trong giai đoạn này thì công việc đầu tư kinh doanh trong ngắn hạn, chu kì kinh doanh ngắn có vòng quay ngắn lại thích nghi và mang lại kết quả lợi nhuận cao hơn so với các khoản đầu tư kinh doanh trung hạn và dài hạn. Từ đó dẫn đến việc ngân hàng hạn chế cho vay đối với những khách hàng sử dụng vốn thuộc nhóm đối tượng mang nhiều rủi ro hơn so với những đối tượng kinh doanh linh hoạt hơn với sự biến đổi của thị trường chứa ít rủi ro hơn. Mặc dù dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỉ trọng ít trong tổng dư nợ nhưng chiếm dụng một phần nguồn vốn và ảnh hưởng một phần đến tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tiền giang phòng giao dịch cai lậy giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)