Trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh, nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trưởng càng lớn thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao. Nguồn vốn huy động hiện nay tại ngân hàng từ hai nguồn đó là từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư. Nhưng lượng vốn huy động chiếm phần lớn mà ngân hàng huy động được lại từ dân cư. Và thành phần gửi vốn vào ngân hàng tập trung vào các loại hình dịch vụ tiền gửi như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Các số liệu về cơ cấu nguồn vốn huy động được của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu:
37
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng (2011-2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Tổ kế toán tại MHB chi nhánh Tiền Giang – PGD Cai Lậy (2011-2013) Dựa vào bảng số liệu nhìn một cách tổng thể nhất, tuy rằng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên ngân hàng nhưng trong điều kiện khó khăn về kinh tế, nguồn vốn dành cho hoạt động của ngân hàng là hết sức khó khăn và nhạy cảm thể hiện ở nhiều mặt như cạnh tranh nhau về lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, quản lí nợ trong thời kì khủng hoảng… của thị trường tiền tệ, chúng ta nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng giảm qua 3 năm từ 2011 đến 2013.
Số liệu qua 3 năm của lượng vốn huy động được ta có năm 2011 là 72.015,2 triệu đồng, năm 2012 là 67.825,4 triệu đồng và năm 2013 là 157.565 triệu đồng. Tổng nguồn vốn qua từng năm ta đều thấy có một đặc điểm chung là vốn huy động mà ngân hàng có được thì tiền gởi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỉ trọng nhỏ còn phần lớn vốn huy động còn lại là thuộc về tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và đặc biệt vào năm 2011 kì phiếu có phát sinh và đạt 13.713,5 triệu đồng, nguyên nhân là do ngân hàng bắt đầu cổ phần hóa và tiến hành phát hành cổ phần vào năm 2011. Nhưng còn ba dịch vụ tiền gửi trên đều có sự biến động khác nhau.
Cụ thể, tiền gửi thanh toán có nhiều biến động năm 2011 đạt 641,7 triệu đồng tăng lên 902,1 triệu đồng vào năm 2012, sang năm 2013 giảm mạnh còn 243,9 triệu đồng, nguyên nhân của sự biến động này là do vào từng thời kì nhu cầu thanh toán của khách hàng có sự khác nhau. Tiết kiệm không kì hạn thì có xu hướng tăng mạnh, năm 2011 chỉ có 34,2 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên đến 1.630,5 triệu đồng, sang năm 2013 vẫn tiếp tục tăng đạt 1.911,9 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do trong nền kinh tế khó khăn thì việc gửi tiết kiệm không kì hạn vừa giúp khách hàng sinh lời vừa có thể đáp ứng ngay nhu cầu thiếu vốn của khách hàng. Qua 3 năm thì tiền gửi tiết kiệm có kì hạn có xu hướng giảm nhưng luôn là nguồn vốn huy động chính của ngân hàng. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm có kì hạn đạt 57.625,8 triệu đồng và tăng lên đến
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
2011-2012 2012-2013 Mức % Mức % Tiền gởi thanh
toán 641,7 902,1 243,9 260,4 40,6 -658,2 -73,0 Tiết kiệm không kỳ hạn 34,2 1.630,5 1.911,9 1.596,3 4660,7 281,3 17,3 Tiết kiệm có kỳ hạn 57.625,8 65.292,8 51.393,0 7.667,0 13,3 -13.899,8 -21,3 Kỳ phiếu 13.713,5 0,0 0,0 -13.713,5 -100,0 0,0 - Tổng 72.015,2 67.825,4 53.548,8 -4.189,8 -5,8 -14.276,6 -21,0
38
65.292,8 triệu đồng, nguyên nhân là do ngân hàng có các chính sách lãi suất hợp lí, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng như: rút thăm trúng thưởng, gửi tiền được tặng quà,…và đội ngũ nhân viên của ngân hàng có những giải thích thuyết phục người dân của mình gửi tiền vào ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ đã giúp ngân hàng giữ được khách hàng truyền thống và khai thác được lượng khách hàng mới gửi tiền vào ngân hàng.
Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Nhà nước cùng với những chính sách kinh tế phù hợp đúng đắn của địa phương đã góp phần tăng thu nhập và ổn định đời sống trong nhân dân. Từ đó, làm lượng tiền gửi vào ngân hàng luôn giữ ở mức nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động vẫn còn một số hiện tượng tồn tại cần được quan tâm như: hiện tượng người dân rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn, rút trước thời hạn do trong quá trình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng giá cả thị trường, chi phí đầu vào nguyên vật liệu luôn biến động và điều kiện tự nhiên trong những năm gần đây xấu: thiên tai, lũ lụt thường xuyên,…