Ngân hàng nên nghiên cứu những sản phẩm mới vừa hỗ trợ cho tín

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tiền giang phòng giao dịch cai lậy giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 70)

cho tín dụng vừa đem lại tiện ích cho khách hàng và ngân hàng

Việc nghiên cứu các sản phẩm mới như vậy là vô cùng cần thiết bởi ngân hàng nào đi đầu trong việc cung ứng một sản phẩm mới sẽ có rất nhiều thuận lợi về giá, thị phần... trong xu thế nền khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển thì việc tiếp cận với thương mại điện tử để phục vụ cho các khách hàng đã đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực này là công việc cần làm ngay. Khi tiến hành nghiên cứu sản phẩm mới này ngân hàng có thể làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng và khi khách hàng thiếu tiền thì ngân hàng có thể cho vay. Ngân hàng có thể hoàn toàn yên tâm về khoản vay này bởi khách hàng đã được ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán, do vậy ngân hàng có thể nắm được số dư tài khoản cũng như các luồng tiền ra vào của khách hàng để có phương án thu nợ, do đó ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới.

59

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Vấn đề nợ xấu vẫn còn rất bức xúc trong nền kinh tế Việt nam hiện nay, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của các NHTM. Việc hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các đơn vị, tổ chức và các thành phần kinh tế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện tốt công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước. Muốn vậy đòi hỏi các NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập với kinh tế Thế giới…

Ngân hàng MHB là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm những tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn. So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh và hiện có mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước. Trong đó, Ngân hàng MHB Chi nhánh Tiền Giang - Phòng giao dịch Cai Lậy cũng đang ra sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực để ngày càng phát triển góp phần xây dựng một hệ thống MHB vững mạnh. Trước tình trạng nợ xấu đang ở mức khá cao trong hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua, ngành ngân hàng đã xác định một phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ xấu, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng MHB Chi nhánh Tiền Giang - Phòng giao dịch Cai Lậy phấn đấu để hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu, đồng thời tiếp tục xử lý nợ xấu đã phát sinh trong những năm trước đó để đưa tỉ lệ nợ xấu xuống mức tối thiểu.

Qua những phân tích, những đánh giá cũng như những giải pháp đưa ra đã phần nào cái nhìn tổng quan về “Thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Tiền Giang - Phòng giao dịch Cai Lậy giai đoạn 2011-2013”. Ngoài những thuận lợi và khó khăn trước mắt Ngân hàng MHB còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan cũng như chủ quan, do đó để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi

60

nhuận trong kinh doanh nói chung và hạn chế thấp nhất tình trạng nợ xấu nói riêng thì ngân hàng cần thực hiện những giải pháp như tăng cường khả năng huy động vốn, cải thiện hệ thống thông tin, phòng ngừa kịp thời các rủi ro tín dụng.

6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NỢ XẤU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG MHB VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH CAI LẬY

6.2.1 Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Đó là những hoạt động liên quan tới công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản hay các thủ tục liên quan đến phá sản, phân chia tài sản trong các quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế… Khuôn khổ pháp lý càng đồng bộ, rõ ràng thì quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trở nên nhanh chóng và ngăn ngừa hiệu quả các tiêu cực làm nguy cơ nợ xấu phát sinh.

- Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt là hình thức bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản.

- Chính phủ cần chỉ đạo thường xuyên và giao trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng có thể tiến hành nhanh quá trình xử lý nợ và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình thu nợ.

- Nghiên cứu phương án thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Bộ Tài Chính với mức vốn và phạm vi quyền lực đủ mạnh để đứng ra giải quyết những khoản nợ phức tạp, giá trị lớn. Hơn nữa còn để tạo tiền đề thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các NHTM.

- Chính phủ cần nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên,

61

liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng.

6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các Ngân hàng bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt hơn công việc xử lý nợ của mình NHNN cần:

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống.

- NHNN cũng cần ban hành thông tư về việc xử lý những tổn thất khi các NHTM mua bán nợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng yên tâm thực hiện việc xử lý nợ của mình.

- Thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, quảng bá chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực Ngân hàng nói chung và vấn đề về nợ xấu trong hoạt động tín dụng nói riêng, song song với đó là thành lập các diễn đàn trao đổi về các vấn đề liên quan đến những vấn đề về nợ xấu trong các Ngân hàng, góp phần hỗ trợ các Ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng các kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát về vấn đề nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ Ngân hàng và quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Đăng Dờn, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản giao thông vận tải.

4. Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 21/1/2013 và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014.

63

PHỤ LỤC

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: triệu VND

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012 và 2013

Tài sản 2011 2012 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.Tiền mặt tại quỹ 1.455,5 1,0 1.324,6 0,9 1.533,6 0,9

II.Tiền gửi tại NHNN

III.Tiền gửi và cho vay các TCTD

khác

IV.CK kinh doanh

V.Các công cụ tài chính phái sinh

và các tài sản tài chính khác VI.Cho vay khách hàng 139.856,7 94,8 138.528,5 95,0 162.884,3 95,3

VII.CK đầu tư

VIII.Góp vốn, đầu tư dài hạn IX.Tài sản cố định 111,1 0,1 111,1 0,1 111,1 0,1 X.Tài sản khác 6.102,5 4,1 5.827,4 4,0 6.377,5 3,7 Tổng Tài sản 147.525,8 100 145.791,6 100 170.906,5 100 Nguồn vốn I.Các khoản nợ Chính phủ và NHNN

II. Tiền gửi và vay các TCTD

khác 54.225,3 36,8 73.470,9 50,4 112.873,6 66,0 1. Tiền gửi của các TCTD khác 2. Vay các TCTD khác 54.225,3 36,8 73.470,9 50,4 112.873,6 66,0 III. Tiền gửi của khách hàng 58.301,7 39,5 67.825,4 46,5 53.548,8 31,3 IV. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,

cho vay TCTD chịu rủi ro

V. Phát hành giấy tờ có giá 13.713,5 9,3 0,0 0 ,0 0,0 0 ,0 VI. Các khoản nợ khác 509,8 0,3 518,8 0,4 955,9 0,6

VII. Vốn và các quỹ

VIII. Lợi ích của cổ đông thiểu số 20.775,5 14,1 3.976,5 2,7 3.528,2 2,1

64

Bảng 2: Bảng chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: triệu VND

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012 và 2013

DANH MỤC 2011 2012 2013 I. THU NHẬP 25.328,8 21.945,4 23.035,7

Thu lãi vay 24.747,3 21.567,4 22.462,3

Thu lãi chiết khấu, tái chiết khấu

thương phiếu 0,0 0,0 5,4

Thu từ dịch vụ thanh toán 29,3 45,2 19,8

Thu phí từ dịch vụ cho vay 30,4 0,0 0,3

Thu phí từ dịch vụ thẻ 1,7 8,9 1,1

Thu phí từ dịch vụ ngân quỹ 1,2 0,7 0,5

Thu phí từ dịch vụ khác 7,3 0,0 531,5

Thu khác 511,6 323,1 14,7

II. CHI PHÍ 21.352,3 18.417,2 4.346,8

Chi trả lãi tiền gởi 6.303,0 4.424,5 3.082,3

Chi trả lãi, phí khác 19,0 0,0 63,2

Chi về hoạt động kinh doanh ngoại tệ 0,2 1,9 0,3

Chi dịch vụ thanh toán 0,0 0,0 0,8

Chi dịch vụ ngân quỹ 6,1 7,4 0,0

Chi hoạt động quản lý và công vụ 349,6 438,8 155,3

Chi về tài sản 194,9 201,2 3,6

Chi về dự phòng 245,0 306,8 910,7

Chi khác 421,3 1.529,6 130,6

Chi phí cho nhân viên 1.242,4 1.142,2 0,0

Chi trả lãi trong hệ thống 12.570,9 10.364,8 0,0

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp về nợ xấu tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tiền giang phòng giao dịch cai lậy giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 70)