Đến cuối năm 2013, MHB Cai Lậy có 11 cán bộ, nhân viên gồm: 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc, 4 nhân viên kế toán - kho quỹ, 3 nhân viên kinh doanh, 1 nhân viên hỗ trợ kinh doanh và 1 bảo vệ.
27
* Sơ đồ tổ chức nhân sự
* Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Giám đốc
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn đã được quy định của MHB, chịu trách nhiệm về quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:
+ Xem xét nội dung thẩm định do phòng kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Ký HĐTD, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập.
+ Quyết định các biện pháp xử lý nợ: cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý đối với khách hàng.
- Phó Giám đốc: Hỗ trợ cùng Giám đốc trong các nghiệp vụ, giám sát, trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng Kinh doanh và Phòng Kế toán, đôn đốc cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy chế đã đề ra, thường xuyên thay đổi công tác hành chánh, công tác tín dụng và tình hình huy động vốn.
- Bộ phận kinh doanh
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động nhằm mục đích: tiếp cận thị trường, thu thập thông tin,đề xuất các phương án kinh doanh,
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC/ Trưởng Bộ Phận Kinh Doanh/
Trưởng Bộ Phận Kế Toán Bộ Phận Kinh Doanh Bộ Phận Quản Lý Rủi Ro - Hỗ Trợ Kinh Doanh Bộ Phận Kế Toán - Ngân Quỹ
28
liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh. lập chương trình, kế hoạch phát triển mạng lưới.
+ Tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng theo chiến lược khách hàng của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL.
+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo chế độ tín dụng hiện hành, trình Giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.
+ Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát các khoản vay; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ. + Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước. + Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro.
+ Lập và lưu trữ các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, thanh toán đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ và bảo lãnh theo chế độ quy định.
+ Tổ chức quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho đi thuê ngoài.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Bộ phận kế toán ngân quỹ
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh; quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh; báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính theo quy định.
+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chi trả kiều hối…
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng khác hệ thống.
+ Tổ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất, nhập ấn chỉ có giá. + Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
+ Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh.
29
+ Chấp hành đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà Nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
+ Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng Nghiệp vụ kinh doanh chuyển sang.
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà Nước.
+ Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở.
+ Lập kế hoạch thu chi tài chính của chi nhánh và theo dõi việc tổ chức thực hiện.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Bộ phận quản lý rủi ro
+ Lập báo cáo đánh giá rủi ro: các hồ sơ vay, bảo lãnh không có tài sản đảm bảo của cá nhân trên 50 triệu đồng, tổ chức trên 200 triệu đồng; các hồ sơ vay, bảo lãnh có tài sản đảm bảo của cá nhân trên 200 triệu đồng, tổ chức trên 500 triệu đồng; các hồ sơ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá từ trên 5 tỷ đồng.
+ Tái thẩm định hồ sơ vượt mức phán quyết tại PGD trình trực tiếp lên chi nhánh cấp I, trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt.
+ Kiểm soát thưc hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt; quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong từng thời kỳ; thu thập, phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng cho toàn chi nhánh; Đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn – hiệu quả. Thực hiện kiểm soát tín dụng nội bộ và lập báo cáo kiểm soát tín dụng nội bộ theo qui định MHB.
+ Theo dõi, hỗ trợ bộ phận kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng, định kỳ, tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình tài trợ, cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, khách hàng,…
+ Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. + Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo phân công.
- Bộ phận hỗ trợ kinh doanh
+ Hỗ trợ soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay khi bộ phận kinh doanh có yêu cầu. Thực hiện việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo qui định về bảo đảm tiền vay của MHB và các thủ tục liên quan đến món vay do bộ phận kinh doanh cung cấp.
30 + Lưu trữ hồ sơ vay vốn theo quy định.
+ Lập các loại báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng.
+ Theo dõi và cung cấp thông tin lãnh đạo Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Ban Giám đốc về các khoản vay tới hạn, các khoản lãi chưa thu, các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề của từng cán bộ tín dụng khách hàng, từng PGD và toàn Chi nhánh theo định kỳ, hàng tuần hoặc đột xuất.
+ Xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề do lãnh đạo phân công như: các khoản nợ phải khởi kiện ra tòa án, phải bán hoặc đấu giá tài sản theo quy định, mua bán nợ, đôn đốc thi hành án,…
+ Lập hồ sơ xử lý nợ, miễn, giảm lãi trình Hội đồng xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của MHB.