Nợ xấu là một chỉ tiêu rõ nét nhất đánh giá chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng. Khi doanh số cho vay gia tăng, doanh số thu nợ lại giảm dẫn đến sự gia tăng của dư nợ đồng thời phát sinh nợ xấu. Trong đó nợ quá hạn mà cụ thể là nợ xấu như là một kết quả tất yếu trong quá
42
trình tín dụng của ngân hàng mà khi nhắc đến bất cứ ngân hàng nào cũng e ngại. Vì thế làm thế nào để có thể hạn chế được nợ xấu trong nợ quá hạn cũng như những yếu tố mất an toàn về vốn đưa rủi ro xuống mức thấp nhất là một vấn đề nan giải. Thực trạng về nợ xấu tại ngân hàng MHB - Phòng giao dịch Cai Lậy sẽ được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ giữa nợ xấu trên tổng dư nợ
Xét về mặt bản chất, TD là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành hiệu quả TD. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ xấu là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ xấu càng cao, hiệu quả tín dụng ngày càng thấp.
Cùng với tăng trưởng tín dụng, MHB chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền vững, dễ thấy điều này trong bảng dưới đây:
Bảng 4.5 Tỷ lệ giữa nợ xấu trên tổng dư nợ
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo nợ xấu năm 2011, 2012 và 2013
Tổng nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2011 tổng nợ xấu của ngân hàng đến 1.949,5 triệu đồng thì đến năm 2012 giảm còn 1.408 triệu đồng, giảm 541,5 triệu đồng hay giảm 27,8% so với năm 2011. Đến năm 2013 có sự giảm mạnh hơn còn 471,5 triệu đồng, giảm 936,5 triệu đồng hay giảm 66,5% so với năm 2012. Từ đó, ta thấy nợ xấu của ngân hàng ngày càng giảm nguyên nhân là do bộ phận kinh doanh trong ngân hàng đã hoạt động tốt và ngân hàng đã ngày càng nâng cao hiệu quả trong công tác tín dụng.
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh kết quả có được của ngân hàng từ khâu cho vay đến khâu thu nợ. Nó thể hiện số vốn mà ngân hàng cho vay mà không thu
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 Mức % Mức % Tổng nợ xấu 1.949,5 1.408,0 471,5 -541,5 -27,8 -936,5 -66,5 Tổng dư nợ 139.856,7 138.528,5 162.884,3 -1.328,2 -0,9 24.355,8 17,6 Tỷ lệ giữa nợ xấu trên tổng dư nợ (%) 1,39 1,02 0,29 -0,4 -27,1 -0,7 -71,5
43
hồi được hoặc thu hồi tại thời điểm báo cáo. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, công tác thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn trở ngại dẫn đến dư nợ có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Tổng dư nợ năm 2011 của ngân hàng là 139.856,7 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng dư nợ của ngân hàng là 138.528,5 triệu đồng, dư nợ giảm đi 1.328,2 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng giảm 0,9% so với năm 2011. Đến cuối năm 2013 thì dư nợ ngân hàng là 162.884,3 triệu đồng tăng hơn dư nợ năm 2012 là 24.355,8 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng tăng 17,6%. Có được kết quả đó một phần là do ngân hàng đã mở rộng các đối tượng khách hàng của mình để mở rộng khả năng cho vay. Nhưng cũng do công việc đầu tư kinh doanh của khách hàng cần nhiều vốn và điều kiện khó khăn nên việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp phải sự chậm trễ là điều không thể tránh khỏi dẫn đến việc dư nợ tăng qua 3 năm.
Nợ xấu là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu đạt mức tốt là khoản dưới 3%.
Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm và ở mức khá thấp (khoảng dưới 1,5%), điều này cho thấy hoạt động tính dụng tại ngân hàng tốt và đạt hiệu quả cao. Năm 2011 các khoản nợ xấu chiếm 1,39% tổng dư nợ đến năm 2012 giảm còn 1,02%, điều này chứng tỏ trong công tác quản lí tổng dư nợ nói chung và công tác quản lí các khoản nợ xấu nói riêng thì ngân hàng đã cải thiện được chất lượng các khoản tín dụng, lựa chọn khách hàng tốt, hơn nữa cũng báo hiệu tình hình kinh doanh của khách hàng gặp thuận lợi nên trong tổng dư nợ thì tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống. Sang năm 2013, mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến khách hàng nhưng ngân hàng đã thành công trong việc duy trì và cải thiện các khoản tín dụng, làm cho các khoản nợ xấu chỉ chiếm khoản 0,29% tổng dư nợ. Nếu tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng tăng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh khoản, uy tín và lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần giữ vững chất lượng tín dụng và ngày càng nâng cao để giảm nợ xấu đến mức thấp nhất có thể.
44
* Nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.6 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mức % Mức % Ngắn hạn 925,0 47,4 392,0 27,8 471,5 100,0 -533,0 -57,6 79,5 20,3 Trung hạn 1.024,5 52,6 1.016,0 72,2 0,0 0,0 -8,5 -0,8 -1.016,0 -100,0 Dài hạn 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 1.949,5 100,0 1.408,0 100,0 471,5 100,0 -541,5 -27,8 -936,5 -66,5
Nguồn: Báo cáo nợ xấu năm 2011, 2012 và 2013
Nợ xấu theo thời hạn tín dụng qua 3 năm ở nhóm ngắn hạn và trung hạn nhìn chung là giảm do tổng dư nợ có xu hướng giảm. Xét về tỉ trọng trong tổng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn và dài hạn có sự biến đổi liên tục. Năm 2011 thì nợ xấu ngắn hạn chiếm tỉ trọng chỉ là 47,4% tương ứng 925 triệu đồng phần còn lại 1.024,5 triệu đồng là thuộc về nợ xấu trung hạn. Năm 2012 thì nợ xấu ngắn hạn chiếm tỉ trọng chỉ 27,8% còn lại là nợ xấu dài hạn. Nhưng đến năm 2013 nợ xấu ngắn hạn chiếm 100% tổng nợ xấu.
Nhìn chung thì tốc độ tăng trưởng của nợ xấu ngắn hạn có sự biến động không ổn định. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 925 triệu đồng, bước sang năm 2012 con số nợ xấu là 392 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 533 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng giảm là 57,6%. Tăng trở lại vào năm 2013 là 471,5 triệu đồng, tăng hơn năm 2012 là 79,5 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 20,3%.
Còn về nợ xấu trung hạn thì giảm qua 3 năm. Năm 2011 nợ xấu trung hạn là 1.024,5 triệu đồng, đến năm 2012 thì nợ xấu là 1.016 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 8,5 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 0,8%. Nhưng đến năm 2013 thì nợ xấu trung hạn không phát sinh. Qua 3 năm tại ngân hàng không phát sinh nợ xấu dài hạn nguyên nhân là do trong dài hạn có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể hơn, nhiều thời gian để thu hồi vốn và một phần là do tỉ trọng dư nợ dài hạn tại ngân hàng khá nhỏ nên dư nợ dài hạn không phát sinh tại ngân hàng.
Kết quả nợ xấu ngắn hạn và trung hạn của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm và nợ xấu ngắn hạn có nhiều sự biến động, vì trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công việc đầu tư kinh doanh không ổn định, đặc biệt là trong ngắn hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy khoản vay ngắn hạn qua 3 năm kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao nên ngân hàng cần có chính sách khắc phục kịp thời tình trạng này.
45
* Nợ xấu theo các nhóm nợ
Bảng 4.7 Phân loại các nhóm nợ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 1 137.482,8 98,30 136.039,6 98,20 158.791,9 97,49 Nợ nhóm 2 424,4 0,30 1.080,9 0,78 3.620,9 2,22 Nợ nhóm 3 0,0 0,00 220,0 0,16 0,0 0,00 Nợ nhóm 4 80,5 0,06 0,0 0,00 0,0 0,00 Nợ nhóm 5 1.869,0 1,34 1.188,0 0,86 471,5 0,29 Tổng 139.856,7 100,00 138.528,5 100,00 162.884,3 100,00
Nguồn: Báo cáo nợ xấu năm 2011, 2012 và 2013
Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 nhưng nợ nhóm 1 và nhóm 2 cũng ảnh hưởng lớn đến nợ xấu vì chúng có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Từ bảng phân loại các nhóm nợ cho thấy nợ thuộc nhóm 1, 2 của ngân hàng qua các năm 2011-2013 đều chiếm tỷ lệ rất lớn (chiếm khoảng trên 98%), còn các nhóm nợ xấu 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có biến đổi cụ thể qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản trị nợ xấu của ngân hàng đã phần nào phát huy được hiệu quả của mình. Nhưng nợ nhóm 2 tuy có tỉ trọng còn thấp trong các nhóm nợ nhưng có xu hướng tăng lên, điều này cũng làm tăng độ rủi ro cho ngân hàng do nợ nhóm 2 rất dễ chuyển sang nợ nhóm 3 dẫn đến nợ xấu tại ngân hàng sẽ có nguy cơ tăng lên.
Để hiểu rõ hơn về các nhóm nợ xấu trong ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013, ta sẽ thấy được qua bảng sau:
Bảng 4.8 Các nhóm nợ thuộc nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo nợ xấu năm 2011, 2012 và 2013
Nợ nhóm 3 và nhóm 4 chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong nợ xấu và ít phát sinh, nợ nhóm 3 chỉ có vào năm 2012 là 220 triệu đồng và nợ nhóm 4 chỉ có vào năm 2011 là 80,5 triệu đồng. Nợ nhóm 5 chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm, năm 2011 nợ nhóm 5 là 1.869 triệu đồng đến năm 2012 giảm còn 1.188 triệu đồng (giảm 681 triệu đồng hay giảm 36,4% so với năm 2011), qua
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Mức % Mức %
Nợ nhóm 3 0,0 0,0 220,0 15,6 0,0 0,0 220,0 - -220,0 -100,0
Nợ nhóm 4 80,5 4,1 0,0 0,0 0,0 0,0 -80,5 100,0 0,0 -
Nợ nhóm 5 1.869,0 95,9 1.188,0 84,4 471,5 100,0 -681,0 -36,4 -716,5 -60,3
46
năm 2013 giảm mạnh còn 471,5 triệu đồng (giảm 716,5 triệu đồng hay giảm 60,3% so với năm 2012). Điều này cho thấy ngân hàng luôn quan tâm đến những khách hàng của mình, đặc biệt là những khách hàng tốt có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng, tìm hiểu hoàn cảnh khi họ gặp khó khăn để có thể xem xét giúp họ cơ cấu lại khoản vay, làm cho nợ nhóm 3 và 4 ít phát sinh. Tuy nợ nhóm 5 luôn chiếm tỉ trọng cao trong nợ xấu nhưng đã giảm dần qua 3 năm.
* Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên nợ xấu
Bảng 4.9 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo nợ xấu năm 2011, 2012 và 2013
Đây là chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của Ngân hàng càng cao. Qua 3 năm tỉ lệ này tại ngân hàng khá cao làm rủi ro của các khoản nợ xấu là lớn. Năm 2011 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên nợ xấu là 95,9% đến năm 2012 giảm còn 84,4%, qua năm 2013 tăng lên đến 100%. Nguyên nhân là do nợ nhóm 5 luôn chiếm tỉ trọng lớn trong nợ xấu qua 3 năm 2011- 2013, do đó ngân hàng cần quan tâm khi có nợ xấu xảy ra và tìm ra những biện pháp kịp thời để xử lí phù hợp vì khi đó nguy cơ mất vốn của ngân hàng là rất cao.
* Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu
Bảng 4.10 Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo nợ xấu năm 2011, 2012 và 2013
Việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bàng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng được trích từ lợi nhuận
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 Mức % Mức % Nợ nhóm 5 1.869,0 1.188,0 471,5 -681,0 -36,4 -716,5 -60,3 Tổng nợ xấu 1.949,5 1.408,0 471,5 -541,5 -27,8 -936,5 -66,5 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên nợ xấu (%) 95,9 84,4 100 -11,5 -12,0 15,6 18,5 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 Mức % Mức % Quỹ dự phòng rủi ro 1.338,0 1.360,0 1.297,0 22,3 1,7 -63,5 -4,7 Tổng nợ xấu 1.949,5 1.408,0 471,5 -541,5 -27,8 -936,5 -66,5 Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu (%) 68,6 96,6 275 28,0 40,8 178,4 184,7
47
hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chưa thanh toán được để ổn định tình hình tài chính. Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh koanh của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Qua 3 năm tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu có xu hướng tăng, năm 2011 tỉ lệ này là 68,6% đến năm 2012 tăng lên là 96,6%, qua năm 2013 tăng mạnh lên đến 275%. Năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ xấu còn nhỏ hơn 100% nên quỹ dự phòng rủi ro đã không đủ khả năng bù đắp cho các khoản nợ xấu khi các khoản nợ này chuyển sang nợ không có khả năng thu hồi. Sang năm 2013, tỷ lệ này tăng lên khá cao, nguyên nhân là do sự giảm mạnh của nợ xấu và việc trích lập dự phòng chung tại ngân hàng có sự thay đổi vào năm 2013.
48
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NỢ XẤU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÍ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG MHB
CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH CAI LẬY 5.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH CAI LẬY
5.1.1 Mục tiêu
Hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung bị ảnh hưởng đáng kể trước tình hình bất ổn của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất giảm về mức hợp lý, nhưng lãi suất cho vay giảm nhiều hơn lãi suất huy động ảnh hưởng lớn đến thu nhập ngân hàng. Nợ xấu có chiều hướng gia tăng mặc dù các ngân hàng đã nỗ lực lớn trong việc xử lý, việc trích lập dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2013 cùng với những khó khăn từ thị trường vốn đầy sự cạnh tranh, MHB đã đạt được sự thành công nhất định và giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam nhờ vào