Trong ba năm qua (2011 - 2013) với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên và các giải pháp sáng tạo trong công tác điều hành của ban lãnh đạo đã giúp ngân hàng vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, ổn định tình hình tạo điều kiện giúp ngân hàng ngày càng phát triển và đạt được một số kết quả thắng lợi, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2011-2013) Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011-2012 2012-2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 30.472,2 25.328,8 21.945,4 -5.143,4 -16,9 -3.383,5 -13,4 Tổng chi phí 9.696,7 21.352,3 18.417,2 11.655,6 120,2 -2.935,1 -13,7 Lợi nhuận 20.775,5 3.976,5 3.528,2 -16.798,9 -80,9 -448,3 -11,3
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012 và 2013
* Tổng thu nhập
Tổng thu nhập của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2011 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 30.472,2 triệu đồng thì đến năm 2012 tổng thu nhập của Ngân hàng là 25.328,8 triệu đồng, giảm 5.143,4 triệu đồng hay giảm 16,9% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 21.945,4 triệu đồng giảm xuống 3.383,5 triệu đồng hay giảm 13,4% so với năm 2012. Sở dĩ, tổng thu nhập của Ngân hàng ở m ứ c c ao nhưng giảm qua các năm, nguyên nhân là Ngân hàng đã thu hút được các khách hàng có uy tín giúp hoạt động tín dụng từ việc thu lãi cho vay rất tốt làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng luôn đạt mức cao mà thu từ lãi vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của ngân
35
hàng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả nhưng do lãi suất cho vay có xu hướng giảm qua 3 năm cùng với việc ngân hàng phải cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng địa bàn nên lãi suất cho vay tại ngân hàng vào năm 2012 và năm 2013 ở mức thấp, từ đó đã làm giảm bớt thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, nguồn thu của Ngân hàng còn bao gồm: thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ và các khoản thu khác nhưng các khoản thu này không đáng kể chỉ chiếm tỷ trọng ít trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
* Tổng chi phí
Tổng chi phí của ngân hàng không ổn định và có nhiều biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của Ngân hàng là 9.696,7 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 21.352,3 tri ệu đồng tăng 11.655,6 triệu đồng hay tăng 120,2% so với năm 2011, sang năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 18.417,2 triệu đồng giảm 2.935,1 triệu đồng hay giảm 13,7% so với năm 2012. Trong năm 2011 chi phí của phòng giao dịch Cai Lậy chỉ ở mức thấp do chưa được chi nhánh tỉnh phân bổ chi phí sử dụng vốn và chi phí quản lý khác. Đến năm 2012, sau khi hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động, nên chi phí tăng cao so với năm 2011. Bên cạnh đó một phần nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí là do vi ệ c chạy đua cùng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng huy động vốn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho ngân hàng đã tăng lãi suất huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phát triển hệ thống ngân hàng...Để mở rộng thị phần nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao uy tín của Ngân hàng đã làm cho chi phí tăng lên nhưng ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan khi chú trọng vào việc quản trị chi phí một cách hợp lý giúp cho tổng chi phí của ngân hàng giảm bớt lại vào năm 2013. Trong các khoản chi phí thì chủ yếu là chi phí hoạt động kinh doanh, phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: nộp thuế, chi trả nhân viên và các khoản chi phí khác. Chi phí ở múc cao cũng chứng tỏ ngân hàng vẫn không ngừng nổ lực phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.
* Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm đều có hiệu quả nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận năm 2012 đạt 3.976,5 triệu đồng, giảm 16.798,9 triệu
36
đồng hay giảm 80,9% so với năm 2011 đạt 20.775,5 triệu đồng, sang năm 2013 lợi nhuận giảm nhẹ còn 3.528,2 triệu đồng hay giảm 11,3% so với năm 2012 . Năm 2011 lợi nhuận của phòng giao dịch Cai Lậy đạt trên dưới 20 tỷ đồng do chưa được chi nhánh tỉnh phân bổ chi phí sử dụng vốn và chi phí quản lý khác. Đến những năm 2012-2013, do hạch toán đầy đủ các chi phí hoạt động làm chi phí tăng cao so với năm 2011 cùng với sự giảm nhẹ của thu nhập nên kéo theo lợi nhuận giảm xuống còn 3,5-4 tỷ đồng.
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị ngân hàng, đặc biệt là việc phục vụ khách hàng của các nhân viên vì họ chính là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác và làm cho ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay.
Vì vậy, qua 3 năm (2011 – 2013) tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL CN Tiền Giang – PGD Cai Lậy đã đạt được những thành tựu, tuy lợi nhuận giảm qua 3 năm nhưng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận nhất định, đều là do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên của PGD cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương. Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL CN Tiền Giang – PGD Cai Lậy đã duy trì được nhịp độ hoạt động tốt, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh nói chung PGD nói riêng so với các chi nhánh cũng như PGD của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.