Cho vay vốn là nghiệp vụ chủ yếu của hoạt động ngân hàng, việc cho vay vốn nhằm để phục vụ trực tiếp và hết sức thiết thực cho nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Cai Lậy, ngân hàng đã cung cấp lượng vốn khá lớn cho tất cả các thành phần kinh tế để mở rộng sản xuất và phát triển nghề. Có được kết quả trên là do sự nổ lực của lực lượng cán bộ tín dụng nắm bắt nhu cầu vốn của khách hàng, xây dựng các dự án cho vay nhằm khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa bàn kinh doanh.
Để cụ thể hơn về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ta có bảng số liệu qua 3 năm như sau:
Bảng 4.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng (2011-2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Tổ kế toán tại MHB chi nhánh Tiền Giang – PGD Cai Lậy (2011-2013)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011-2012 2012-2013 Mức % Mức %
Doanh số cho vay 456.073,5 469.779,7 472.704,5 13.706,2 3,0 2.924,9 0,6
Doanh số thu nợ 463.896,9 471.130,2 448.348,7 7.233,3 1,6 -22.781,5 -4,8
Tổng dư nợ 139.856,7 138.528,5 162.884,3 -1.328,2 -0,9 24.355,8 17,6
39
Trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu đang bị khủng hoảng thì việc kinh doanh và mở rộng các lĩnh vực kinh doanh các ngành nghề cũng gặp không ít khó khăn mà vấn đề quan trọng nhất là vốn, nắm bắt nhu cầu thiết yếu về vốn của các thành phần và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã cố gắng đáp ứng nhu cầu đó của nền kinh tế tại địa bàn, mang nguồn tiền nhàng rỗi đến những nơi cần vốn, kết quả là qua 3 năm từ 2011 đến 2013, doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 456.073,5 triệu đồng và cho tới năm 2012 là 469.779,7 triệu đồng, tăng thêm 13.706,2 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng thêm 3%. Năm 2011 là năm mà gần như tất cả các ngành nghề đều gặp khó khăn trong đó không loại trừ lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng. Nhưng đến năm 2012 nhờ những chính sách của Nhà nước khắc phục khủng hoảng kinh tế nên đã tạo cơ sở cho ngân hàng đặt niềm tin vào các tổ chức, thành phần cần vốn. Kết quả được chứng minh vào năm 2012 tình hình nền kinh tế được cải thiện có khởi sắc theo hướng tốt hơn, nên nhu cầu đầu tư, mở rộng và phát triển kinh doanh cũng tăng theo hướng tốt hơn dẫn đến nhu cầu vốn cũng tăng theo nên doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng đến năm sau. Cụ thể, năm 2013 doanh số cho vay là 472.704,5 triệu đồng. tăng thêm 2.924,9 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 0,6%.
Để đạt được lợi nhuận mong muốn của ngân hàng, bên cạnh việc gia tăng tốc độ doanh số cho vay, doanh số thu nợ luôn là người bạn đồng hành. Do đó, ngân hàng luôn tập trung từ những khoảng nợ đã đến hạn. Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Năm 2011 doanh số thu nợ là 463.896,9 triệu đồng đến năm 2012 là 471.130,2 triệu đồng, tăng 7.233,3 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 là 448.348,7 triệu đồng, giảm 22.781,5 triệu đồng so với năm 2012. Như vậy, tuy ngân hàng đã có những cố gắng trong việc huy động vốn và mở rộng cho vay đến tay khách hàng, nhưng trong điều kiện kinh tế như hiện nay thì việc quản lí thu nợ thật sự khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng và làm giảm đi tốc độ vòng quay vốn của ngân hàng, giảm đi sự linh hoạt trong việc san sẽ và điều hòa nguồn vốn đến tay khách hàng cần vốn và cũng ảnh hưởng đến tình hình nợ xấu tại ngân hàng. Qua 3 năm thì dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng nhưng nợ xấu lại có xu hướng giảm chứng tỏ công tác tín dụng của ngân hàng khá tốt.