ngân hàng MHB chi nhánh Tiền Giang – PGD Cai Lậy
* Thuận lợi
- Phòng giao dịch Cai Lậy nằm ở trung tâm thị xã Cai Lậy, nơi có điều kiện hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc khá thuận lợi, tập trung nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp và người dân có thu nhập khá cao và ổn định nên tạo điều kiện khá tốt cho ngân hàng trong việc huy động vốn cũng như cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
- Phòng giao dịch được thành lập từ khá sớm (năm 2003) là một trong những phòng giao dịch có thời gian hoạt động lâu tại huyện nên đã tạo được lòng tin nhất định trong lòng khách hàng. Phòng giao dịch cũng đã có nhiều khách hàng trung thành có quan hệ tín dụng lâu dài.
- Chất lượng nguồn nhân sự cũng là một thế mạnh của Phòng giao dịch Cai Lậy, tất cả nhân viên tín dụng đều có trình độ đại học và được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên.
- Trình độ chuyên môn của các cán bộ đều được khách hàng đánh giá cao, đem lại sự hài lòng khi quan hệ tín dụng với Phòng giao dịch.
- Do là ngân hàng có vốn Nhà nước nên lãi suất cho vay của Ngân hàng MHB thấp hơn các Ngân hàng thương mại khác đang đóng trên cùng địa bàn.
* Khó khăn
- Do nguồn huy động vốn trên địa bàn hoạt động còn thấp hơn tổng dư nợ nên phần lớn nguồn vốn cho vay là được nhận từ Chi nhánh tỉnh. Điều này khiến cho nguồn vốn cho vay chưa ổn định và còn phụ thuộc vào chi nhánh khá nhiều.
- Tuy chất lượng nhân sự cao nhưng ở Phòng giao dịch có tình trạng thay đổi Cán bộ nhân viên thường xuyên tại Bộ phận kinh doanh gây ra những khó khăn cho việc chuyển giao, tiếp quản hồ sơ, khách hàng. Nhiều khách hàng đã thiết lập mối quan hệ tốt với nhân viên cũ sẽ mất nhiều thời gian hơn khi làm việc với nhân viên mới.
- Việc xử lí nợ còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ xử lí nợ của chính quyền địa phương còn thiếu kiên quyết, nhiều khách hàng cố tình trì trệ nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ.
- Có khá nhiều Chi nhánh, Phòng giao dịch của ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên có sự cạnh tranh gay gắt làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch.
32
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TIỀN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH CAI LẬY 4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
4.1.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng
Trải qua hơn nhiều năm phấn đấu và phát triển, Phòng giao dịch Cai Lậy đã không ngừng vươn lên, trở thành Ngân hàng hàng đầu trong khu vực về nhiều lĩnh vực. Với kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Phòng giao dịch Cai Lậy luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp và đông đảo khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch Cai Lậy luôn phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để góp phần xây dựng hệ thống MHB vững mạnh. Sự biến động của tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng MHB - Phòng giao dịch Cai Lậy trong giai đoạn 2011-2013 sẽ được thể hiện qua hình sau:
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012 và 2013
Hình 4.1 Tổng Tài sản và Tổng Nguồn vốn
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tổng tài sản và tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 147.525,8 triệu đồng thì đến năm 2012 có sự giảm nhẹ còn 145.791,6 triệu đồng, giảm 1.734,2 triệu đồng hay giảm 1,2% so với năm 2011. Đến năm 2013 có sự tăng mạnh đạt 170,9 triệu đồng, tăng 25.114,8 triệu đồng hay tăng 17,2% so với năm 2012.
* Tài sản của ngân hàng
Phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động toàn bộ các giá trị tài sản hiện có của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân
33
hàng nhằm thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng như dự trữ tiền mặt, đầu tư chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác. Quản lý tài sản của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác.
Qua bảng cân đối kế toán của ngân hàng, khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất do tổ chức của ngân hàng là phòng giao dịch nên hoạt động chủ yếu là cho vay. Năm 2011 cho vay khách hàng đạt 139.856,7 triệu đồng (chiếm 94,8%) đến năm 2012 giảm nhẹ còn 138.528,4 triệu đồng (chiếm 95%), giảm 1.328,2 triệu đồng hay giảm 0,9% so với năm 2011. Qua năm 2013 tăng lên đạt 162.884,3 triệu đồng (chiếm 95,3%), tăng 24.355,8 triệu đồng hay tăng 17,6% so với năm 2012.
Về khoản mục tiền mặt tại quỹ chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản (chiếm khoản 1%) và có sự biến động không ổn định. Năm 2011 tiền mặt tại quỹ có 1.455,5 triệu đồng đến năm 2012 giảm còn 1.324,6 triệu đồng nhưng tăng lên 1.533,6 triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân là do vào từng thời kì ngân hàng có chính sách dự trữ tiền mặt khác nhau để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Các khoản mục còn lại trong tổng tài sản của ngân hàng là tài sản cố định và tài sản khác, chiếm tỉ trọng nhỏ (chiếm khoản 4%) và có ít sự biến động. Nguyên nhân là do tài sản cố định và tài sản khác bao gồm thiết bị, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên của ngân hàng, không mang tính sinh lời nên có tính ổn định và ít sự biến động.
* Nguồn vốn của ngân hàng
Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá sự biến động toàn bộ các nguồn hình thành vốn cho ngân hàng, từ đó có thể thấy được khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng hình thành từ vốn chủ sở hữu và từ các nguồn vốn huy động như: tiền gửi và vay các TCTD khác, tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản nợ khác…
Từ bảng cân đối kế toán, nguồn vốn của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ các nguồn huy động bên ngoài cho thấy ngân hàng đã có sự nổ lực không ngừng trong việc tìm kiếm nguồn vốn cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Cụ thể, năm 2011 vay các TCTD khác (vay hội sở hay nhận vốn điều hòa từ hội sở) khoảng 54.225,3 triệu đồng (chiếm 36,8%) đến năm 2012 tăng lên 73.470,9 triệu đồng (chiếm 50,4%), tăng 19.245,6 triệu đồng hay tăng 35,5% so với năm 2011. Qua năm 2013 có sự tăng mạnh đến 112.873,6 triệu đồng (chiếm 66%), tăng 39.402,6 triệu đồng hay tăng 53,6% so với năm 2012. Về tiền gửi khách hàng đạt 58.301,7 triệu
34
đồng (chiếm 39,5%) vào năm 2011, đến năm 2012 tăng lên 67.825,4 triệu đồng (chiếm 46,5%), tăng 9.523,7 triệu đồng hay tăng 16,3% so với năm 2011. Qua năm 2013 giảm lại còn 53.548,8 triệu đồng (chiếm 31,3%), giảm 14.276,6 tỉ đồng hay giảm 21% so với năm 2012.
Ngoài ra, các khoản mục còn lại trong tổng nguồn vốn chiếm tỉ trọng nhỏ và không có sự biến động lớn. Khoản mục phát hành giấy tờ có giá vào năm 2011 đạt 13.713,5 triệu đồng, do vào năm 2011 ngân hàng bắt đầu cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu. Các khoản nợ khác chiếm tỉ trọng nhỏ trung bình khoảng 0,5% nên không có ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn.
4.1.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trong ba năm qua (2011 - 2013) với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên và các giải pháp sáng tạo trong công tác điều hành của ban lãnh đạo đã giúp ngân hàng vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, ổn định tình hình tạo điều kiện giúp ngân hàng ngày càng phát triển và đạt được một số kết quả thắng lợi, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2011-2013) Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2011-2012 2012-2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 30.472,2 25.328,8 21.945,4 -5.143,4 -16,9 -3.383,5 -13,4 Tổng chi phí 9.696,7 21.352,3 18.417,2 11.655,6 120,2 -2.935,1 -13,7 Lợi nhuận 20.775,5 3.976,5 3.528,2 -16.798,9 -80,9 -448,3 -11,3
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012 và 2013
* Tổng thu nhập
Tổng thu nhập của ngân hàng qua 3 năm có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2011 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 30.472,2 triệu đồng thì đến năm 2012 tổng thu nhập của Ngân hàng là 25.328,8 triệu đồng, giảm 5.143,4 triệu đồng hay giảm 16,9% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 21.945,4 triệu đồng giảm xuống 3.383,5 triệu đồng hay giảm 13,4% so với năm 2012. Sở dĩ, tổng thu nhập của Ngân hàng ở m ứ c c ao nhưng giảm qua các năm, nguyên nhân là Ngân hàng đã thu hút được các khách hàng có uy tín giúp hoạt động tín dụng từ việc thu lãi cho vay rất tốt làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng luôn đạt mức cao mà thu từ lãi vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của ngân
35
hàng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả nhưng do lãi suất cho vay có xu hướng giảm qua 3 năm cùng với việc ngân hàng phải cạnh tranh với các ngân hàng khác cùng địa bàn nên lãi suất cho vay tại ngân hàng vào năm 2012 và năm 2013 ở mức thấp, từ đó đã làm giảm bớt thu nhập cho ngân hàng. Ngoài ra, nguồn thu của Ngân hàng còn bao gồm: thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ và các khoản thu khác nhưng các khoản thu này không đáng kể chỉ chiếm tỷ trọng ít trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
* Tổng chi phí
Tổng chi phí của ngân hàng không ổn định và có nhiều biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của Ngân hàng là 9.696,7 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 21.352,3 tri ệu đồng tăng 11.655,6 triệu đồng hay tăng 120,2% so với năm 2011, sang năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 18.417,2 triệu đồng giảm 2.935,1 triệu đồng hay giảm 13,7% so với năm 2012. Trong năm 2011 chi phí của phòng giao dịch Cai Lậy chỉ ở mức thấp do chưa được chi nhánh tỉnh phân bổ chi phí sử dụng vốn và chi phí quản lý khác. Đến năm 2012, sau khi hạch toán đầy đủ chi phí hoạt động, nên chi phí tăng cao so với năm 2011. Bên cạnh đó một phần nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí là do vi ệ c chạy đua cùng với các ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng huy động vốn, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng làm cho ngân hàng đã tăng lãi suất huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phát triển hệ thống ngân hàng...Để mở rộng thị phần nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao uy tín của Ngân hàng đã làm cho chi phí tăng lên nhưng ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan khi chú trọng vào việc quản trị chi phí một cách hợp lý giúp cho tổng chi phí của ngân hàng giảm bớt lại vào năm 2013. Trong các khoản chi phí thì chủ yếu là chi phí hoạt động kinh doanh, phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: nộp thuế, chi trả nhân viên và các khoản chi phí khác. Chi phí ở múc cao cũng chứng tỏ ngân hàng vẫn không ngừng nổ lực phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.
* Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm đều có hiệu quả nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận năm 2012 đạt 3.976,5 triệu đồng, giảm 16.798,9 triệu
36
đồng hay giảm 80,9% so với năm 2011 đạt 20.775,5 triệu đồng, sang năm 2013 lợi nhuận giảm nhẹ còn 3.528,2 triệu đồng hay giảm 11,3% so với năm 2012 . Năm 2011 lợi nhuận của phòng giao dịch Cai Lậy đạt trên dưới 20 tỷ đồng do chưa được chi nhánh tỉnh phân bổ chi phí sử dụng vốn và chi phí quản lý khác. Đến những năm 2012-2013, do hạch toán đầy đủ các chi phí hoạt động làm chi phí tăng cao so với năm 2011 cùng với sự giảm nhẹ của thu nhập nên kéo theo lợi nhuận giảm xuống còn 3,5-4 tỷ đồng.
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị ngân hàng, đặc biệt là việc phục vụ khách hàng của các nhân viên vì họ chính là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác và làm cho ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay.
Vì vậy, qua 3 năm (2011 – 2013) tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL CN Tiền Giang – PGD Cai Lậy đã đạt được những thành tựu, tuy lợi nhuận giảm qua 3 năm nhưng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận nhất định, đều là do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên của PGD cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương. Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL CN Tiền Giang – PGD Cai Lậy đã duy trì được nhịp độ hoạt động tốt, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh nói chung PGD nói riêng so với các chi nhánh cũng như PGD của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ XẤU
4.2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng
Trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh, nguồn vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng, nguồn vốn này tăng trưởng càng lớn thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh càng cao, hạn chế điều hòa vốn từ cấp trên, hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao. Nguồn vốn huy động hiện nay tại ngân hàng từ hai nguồn đó là từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư. Nhưng lượng vốn huy động chiếm phần lớn mà ngân hàng huy động được lại từ dân cư. Và thành phần gửi vốn vào ngân hàng tập trung vào các loại hình dịch vụ tiền gửi như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Các số liệu về cơ cấu nguồn vốn huy động được của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu:
37
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại ngân hàng (2011-2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Tổ kế toán tại MHB chi nhánh Tiền Giang – PGD Cai Lậy (2011-2013) Dựa vào bảng số liệu nhìn một cách tổng thể nhất, tuy rằng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên ngân hàng nhưng trong điều kiện khó khăn về kinh tế, nguồn vốn dành cho hoạt động của ngân hàng là hết sức khó khăn và nhạy cảm thể hiện ở nhiều mặt như cạnh tranh nhau về lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra, quản lí nợ trong thời kì khủng hoảng… của thị trường tiền tệ, chúng ta nhận thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng giảm