Những yêu cầu cơ bản về phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 28 - 34)

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tự bản thân nó luôn đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng NLCN với những năng lực và phẩm chất cần thiết. Sự nghiệp CNH, HĐH ở Bến Tre trong điều kiện còn nhiều khó khăn, trình độ công nghệ lạc hậu, quy mô, tốc độ nhỏ bé, chậm chạp, vì thế, phát triển NLCN ở Bến Tre càng là yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhanh quá trình này. Quá trình phát triển NLCN phục vụ CNH, HĐH ở một tỉnh như Bến Tre cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển mạnh NLCN của Bến Tre cả về số lượng và chất lượng, đủ sức đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH với quy mô, tốc độ nhanh và rộng lớn hơn

Nguồn lực con người Bến Tre chính là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH ở Bến Tre. Nhưng nếu chỉ với một lực lượng lao động đông, đầy lòng nhiệt tình và ý chí cách mạng thì chưa đủ để người Bến Tre thành công trong công cuộc CNH,

HĐH. Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ CNH, HĐH, đòi hỏi Bến Tre phải gấp rút đào tạo ngay lực lượng lao động có tri thức khoa học, nắm vững chuyên môn kỹ thuật, năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt... Bến Tre có nguồn lao động khá dồi dào (trên 60% dân số), nhưng nguồn nhân lực - với tư cách là động lực của CNH, HĐH, xét ở số lượng, cơ cấu nghề nghiệp và cả chất lượng đều chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình này. Tình trạng thiếu và yếu trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh và nhất là cán bộ KH-CN là một thực tế. Đây lại là lực lượng nòng cốt tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược, đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp cũng như tổ chức, triển khai quá trình CNH, HĐH. Có thể nói, CNH, HĐH diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp... là do sự quy định của nhiều yếu tố, trong đó trước hết tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ này. Trong tổng số lực lượng lao động của toàn tỉnh, đến nay chỉ có 22,12% lao động qua đào tạo. Trong đó, lực lượng lao động có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cao phần lớn tập trung ở các ngành y tế, GD-ĐT, quản lý nhà nước. Trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như nông - ngư nghiệp, đội ngũ lao động có trình độ còn rất hạn chế, đa số là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Trong những năm tới, tỉnh Bến Tre phấn đấu: “Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, tạo sự chuyển động mới mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [23, tr.108]. Để đạt được mục tiêu đề ra, vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu đủ khả năng đưa Bến Tre vượt ra khỏi tình trạng "tụt hậu", vươn lên sánh vai cùng các tỉnh bạn, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH.

Thứ hai, yêu cầu thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010), Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [19, tr.92]. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đó là quá trình tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế.

Bến Tre hiện đang phát triển toàn diện kinh tế-xã hội theo cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ, trong đó kinh tế thủy sản và kinh tế vườn là hai ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong những năm gần đây, mặc dù còn chậm, song, cơ cấu kinh tế của Bến Tre đang dần chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh có cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực chất là quá trình chuyển từ nền kinh tế truyền thống, trình độ thấp dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, sang nền kinh tế hiện đại, trình độ cao. Sự chuyển dịch này đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo ra mối quan hệ tác động giữa chúng với nhau. Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình giảm dần số lượng lao động nông nghiệp, tăng số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ, theo hướng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động của lực lượng lao động. Nói cách khác, đó là quá trình phân công lại lao động trong toàn xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phát triển NLCN ở Bến Tre phải hướng tới đào tạo lực lượng lao động lành nghề, nắm vững chuyên môn kỹ thuật, đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với nghề nghiệp, phục vụ tốt yêu cầu phân công lại lao động trong toàn tỉnh.

Bến Tre là tỉnh có ngành công nghiệp chưa phát triển, tốc độ đô thị hóa chậm, do đó không thể hy vọng giải quyết hết lao động trong nông nghiệp bằng cách chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề này cũng đặt ra yêu cầu trong phát triển NLCN của tỉnh cần chú trọng đào tạo ngành nghề phù hợp, nhằm cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngay tại địa bàn nông thôn. Ngoài ra, Bến Tre còn là vùng đất giàu ngành nghề truyền thống, đặc biệt những nghề chế biến các sản phẩm từ dừa và hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, kết hợp với việc "cấy ghép" nghề mới trong nông thôn là một hướng đi quan trọng và là cơ sở để đi vào CNH, HĐH. Từ đây mở ra hướng mới cho việc phát triển NLCN trong lĩnh vực mở rộng hình thức truyền nghề, bồi dưỡng, kèm cặp nghề... nhằm nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trong các làng nghề.

Nằm trong khu vực ĐBSCL, Bến Tre có thế mạnh về kinh tế thuỷ sản và kinh tế vườn. Những năm gần dây, phong trào nuôi thuỷ sản và cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả ở Bến Tre phát triển mạnh, hình thành những vùng kinh tế trọng điểm về đánh bắt,

nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản và vườn cây ăn quả tập trung chất lượng cao. Hiện nay, thuỷ sản đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh và góp phần xoá đói giảm nghèo cho một bộ phận đông đảo dân cư các huyện vùng biển. Kinh tế vườn với mô hình trồng cây ăn quả và sản xuất cây giống đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường do mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp đã làm cho ngành này trở nên kém bền vững do phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinh thái. Các mặt hàng trái cây của Bến Tre mặc dù được thị trường trong nước ưa chuộng, nhưng do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao và chất lượng trái cây chưa cao làm hạn chế năng lực cạnh tranh, nên chưa tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường các nước.

Để tiếp tục khẳng định là những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và phát triển bền vững, việc nâng cao chất lượng hàng nông, thuỷ sản nhằm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế là nhu cầu cấp thiết đặt ra. Đáp ứng nhu cầu này, ngoài việc đầu tư công nghệ mới, vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh là nhanh chóng đào tạo một đội ngũ chuyên gia KH-CN trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến đủ khả năng nắm vững, ứng dụng và sáng tạo những thành tựu khoa học tiên tiến để cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm nông sản "sạch" đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, phải nâng cao trình độ, kiến thức cho người sản xuất để họ nắm vững kỹ thuật nuôi, trồng, bảo vệ, chăm sóc cây trồng vật nuôi, nhằm bảo đảm qui trình nuôi thuỷ sản sạch, trái cây sạch có giá trị xuất khẩu cao.

Tóm lại, phát triển NLCN cho CNH, HĐH một mặt phải đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, mặt khác phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Điều đó đòi hỏi trong chiến lược phát triển NLCN cần phải có quy hoạch trong đào tạo, định hướng ngành, nghề phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong đó, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề nói riêng phải đi trước một bước.

Thứ ba, quá trình CNH, HĐH đặt ra yêu cầu phải tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - bộ phận quan trọng nhất, tinh túy nhất trong NLCN của tỉnh Bến Tre

Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động và nhất là có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất. Có thể hiểu nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm: đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; những nông dân được trang bị tri thức khoa học - kỹ thuật và có khả năng ứng dụng những tri thức đó vào sản xuất nông nghiệp, giàu kinh nghiệm trong sản xuất; nòng cốt là đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế-xã hội, văn hóa - văn nghệ...

Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua con đường phát triển GD-ĐT, khoa học và công nghệ được xem là khâu then chốt để đưa nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, đạt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều này được khẳng định bởi vai trò to lớn của nguồn nhân lực này đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trước yêu cầu phải “rút ngắn thời gian” tiến hành CNH, HĐH so với các nước đi trước, nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta có vai trò xung kích đi đầu trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến; lựa chọn hướng đi cho những lĩnh vực KH-CN then chốt; đặc biệt họ là hạt nhân trong việc ứng dụng các thành tựu KH-CN hiện đại vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội... Có thể nói, nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta là lực lượng trực tiếp thực hiện “đi tắt” “đón đầu” trong quá trình CNH, HĐH, rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu của nước ta so với các nước tiên tiến. Hơn nữa, chính nguồn nhân lực tinh hoa này góp phần cực kỳ quan trọng vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các tài năng khoa học trẻ, tạo ra lực lượng chuyên gia, các nhà khoa học giỏi, bổ sung vào đội ngũ kế cận, cung cấp cho yêu cầu CNH, HĐH.

Như các tỉnh ở vùng ĐBSCL, Bến Tre tiến hành CNH, HĐH ở một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, nhưng vẫn còn nghèo và chậm phát triển. Điều đó có nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân chính là thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức làm bật dậy những tiềm năng to lớn để đưa vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, Bến Tre đang rất cần tài năng và trí tuệ của những cán bộ KH-CN giỏi, cán bộ lãnh đạo, quản lý tài năng và một lực lượng lao động có trình độ lành nghề. Nhu cầu đó đang đặt ra cho chiến lược phát triển NLCN của tỉnh phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đó là chính sách ưu tiên hàng đầu, bởi chính nguồn nhân lực này sẽ tạo ra động lực to lớn thúc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH ở Bến Tre trong những năm tới.

Như vậy, thực tiễn đang đặt ra nhu cầu cấp bách đối với Bến Tre trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đẩy nhanh CNH, HĐH lên quy mô và tốc độ mới cao hơn.

Thứ tư, phát triển NLCN ở Bến Tre trên nền tảng kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, giá trị đạo đức tốt đẹp của con người vùng ĐBSCL nói chung, người dân Bến Tre nói riêng

Đảng ta khẳng định: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Với tư cách là động lực, văn hóa là yếu tố tinh thần tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. Sự thành công của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc với việc khơi dậy và phát huy có hiệu quả NLCN.

Ở nước ta, văn hóa truyền thống dân tộc có sức sống mãnh liệt, nuôi dưỡng ý chí và sức mạnh con người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngày nay, coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với tinh hoa văn hóa nhân loại, đó chính là môi trường văn hóa lành mạnh của quá trình CNH, HĐH đất nước. Môi trường văn hóa là cơ sở phát triển con người, phát triển NLCN đúng hướng, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với NLCN.

Cũng như con người vùng ĐBSCL, con người Bến Tre vốn có truyền thống quý báu, từng được thử thách trong lịch sử khai phá và chiến đấu chống ngoại xâm. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường, không khuất phục trước mọi kẻ thù đã được con người Bến Tre chứng thực qua những chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên trong những ngày đầu đi khai phá vùng đất mới cùng với những gian khổ trong chiến tranh ác liệt đã hình thành trong mỗi con người nơi đây tính sáng tạo, ý chí tự lực tự cường và tinh thần đoàn kết gắn bó, tương trợ nhau để vượt qua muôn vàn thử thách. Một đặc tính văn hóa nổi trội của con người vùng đất này là tinh thần tự chủ, phong cách giao lưu cởi mở, nhạy cảm với cái mới và không bị gò bó trong những khuôn mẫu giáo điều khô cứng. Có thể nói, ngoài kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, con người Bến Tre nói riêng, con người vùng ĐBSCL nói chung, còn có những nét văn hóa truyền thống và đức tính tốt đẹp được hình thành từ chính điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của vùng đất đồng bằng sông nước phương Nam này.

Bước vào thời kỳ CNH, HĐH, sức mạnh NLCN Bến tre không chỉ ở lực lượng lao động dồi dào, mà còn ở sức mạnh tinh thần, sức mạnh của truyền thống văn hóa được hình thành và củng cố qua chiều dài lịch sử. Sự nghiệp CNH, HĐH đang rất cần ở con người Bến Tre tinh thần dũng cảm, dám nghĩ dám làm, ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên nắm lấy những cơ hội để đưa nền kinh tế vượt qua nguy cơ tụt hậu. Trong điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội không thuận lợi, đòi hỏi con người Bến Tre càng phải năng động sáng tạo, tìm tòi ra những thế mạnh, cách đi và mô hình phù hợp với hoàn cảnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)