NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 68 - 72)

NGƯỜI Ở TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI GIAN TỚI

Trước sự tác động mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH, của cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới… NLCN của tỉnh Bến Tre vận động biến đổi theo những chiều hướng khác nhau. Xuất phát từ thực trạng NLCN trong những năm gần đây, có thể dự báo trong những năm tới NLCN Bến Tre sẽ vận động theo những hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, trong những năm tới, NLCN Bến Tre sẽ tiếp tục biến đổi về số lượng theo hướng tăng dân số trong độ tuổi lao động

Do tác động tích cực của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, dân số Bến Tre từ 10 năm qua tăng chậm và ở mức ổn định. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,62% (năm 1993) xuống còn 1,021% (năm 2004). Kết quả này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động quy mô học sinh các cấp trong nhiều năm gần đây và hệ quả là dân số trong độ tuổi lao động gia tăng. Quy mô học sinh tiểu học có xu hướng giảm mạnh trong nhiều năm, nếu năm học 2000-2001 có 141.386 học sinh tiểu học thì năm học 2004-2005 chỉ còn 107.760 học sinh. Ngược lại, số học sinh THPT tăng nhanh từ 35.128 (năm 2001) lên 43.476 học sinh (năm 2005) [13]. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đang và sẽ còn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh Bến Tre trong nhiều năm tới đây. Sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động dồi dào này sẽ tạo ra cho Bến Tre nguồn nội lực mạnh mẽ để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội,

thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH. Hiện nay, tỉnh Bến Tre đã và đang nỗ lực tập trung cao độ các nguồn lực cho GD-ĐT, nhất là phát triển mạnh giáo dục, đào tạo nghề nhằm tạo ra bước đột phá về phát triển NLCN, nhằm biến tiềm năng thành sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển.

Thứ hai, NLCN Bến Tre sẽ biến đổi về chất lượng theo hướng tăng nhanh lao động qua đào tạo, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, Bến Tre chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm nhanh chóng hiện đại hóa nền kinh tế, thực hiện chiến lược tăng tốc kinh tế. Điều đó chỉ trở thành hiện thực khi NLCN của tỉnh không ngừng phát triển về chất lượng, trong đó quan trọng nhất là nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng lao động, chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động. Tới đây khi các khu, cụm công nghiệp lớn như Giao Long, An Hiệp, Bình Phú... đi vào hoạt động thì nhu cầu sử dụng công nhân kỹ thuật, công nhân có trình độ tay nghề cao là rất lớn. Tỉnh đã có kế hoạch chuẩn bị phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao qua việc đầu tư, nâng cấp các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, nhất là đầu tư, củng cố trường Cao đẳng Bến Tre để mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và đẩy mạnh liên kết, liên thông đào tạo (kể cả liên kết đào tạo đại học chính quy và đào tạo với các trường quốc tế). Một tín hiệu vui cho ngành GD- ĐT Bến Tre là tỉnh đang tiếp tục đề nghị Trung ương cho thành lập trường Đại học Bến Tre và đi vào hoạt động muộn nhất vào năm 2010. Sự thành lập trường Đại học đa ngành tại địa phương sẽ tiết kiệm rất nhiều kinh phí đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, thực hiện thành công CNH, HĐH. Với sự chuẩn bị tích cực này, xu hướng NLCN Bến Tre tăng nhanh trình độ và kỹ năng nghề nghiệp sẽ là hiện thực trong vài năm tới đây.

Thứ ba, nguồn lực con người Bến Tre sẽ biến đổi theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ, giảm lao động trong nông-lâm-ngư nghiệp dưới tác động của quá trình CNH, HĐH

Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta nói chung, Bến Tre nói riêng. Quá trình CNH, HĐH dưới tác động của cuộc cách mạng KH-CN hiện đại tất yếu dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động có trình

độ cao trong lĩnh vực công nghiêp - dịch vụ, giảm lao động ở khu vực nông nghiệp. Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều nghề mới với yêu cầu trí tuệ ngày càng cao, đồng thời, mất dần những nghề dựa trên công nghệ giản đơn, năng suất thấp, cũng tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động dưới tác động của CNH, HĐH, quá trình “trí tuệ hóa” lao động xã hội sẽ diễn ra nhờ việc nâng cao và làm đồng đều trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động nhằm tăng thêm cơ hội tìm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp và là cơ sở bảo đảm cho xã hội phát triển nhanh và bền vững. Đẩy mạnh CNH, HĐH là điều kiện cho xu hướng này nhanh chóng diễn ra, tạo ra khả năng thực tế cho con người phát triển toàn diện.

Thứ tư, xu hướng suy giảm chất lượng của một bộ phận NLCN Bến Tre do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường

Nguồn lực con người của Bến Tre hiện đang vận động cùng với xu hướng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng là xu hướng suy giảm về phẩm chất đạo đức, lối sống do tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường ở một bộ phận không nhỏ trong lực lượng lao động. Đây là xu hướng vừa là hiện thực, vừa là nguy cơ tiềm ẩn bởi nó đang ngấm ngầm, ăn sâu vào mọi đối tượng trong xã hội. Những tiêu cực của cơ chế thị trường đang tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng NLCN. Đó là lối sống thực dụng, đề cao giá trị đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức, thậm chí đạo đức bị băng hoại dẫn đến sự suy thóai, biến chất trong một bộ phận người lao động và cả cán bộ đảng viên. Nguy hại hơn là xu hướng này đang có nguy cơ bùng phát trong lĩnh vực GD-ĐT. Tình trạng giáo dục không toàn diện, thương mại hóa giáo dục, xem nhẹ giáo dục truyền thống, lịch sử, giáo dục đạo đức… trong nhà trường đã và đang làm suy giảm chất lượng GD-ĐT, ảnh hưởng xấu đến chất lượng NLCN trong hiện tại và tương lai. Sản phẩm của tình trạng giáo dục này là người lao động yếu kiến thức, kém kỹ năng thực hành, ít khả năng thích nghi, thiếu năng động sáng tạo, đó là những đặc trưng của chất lượng lao động yếu kém. Vì vậy, hơn lúc nào hết, “chấn hưng giáo dục” đã trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ thực trạng và xu hướng vận động của NLCN Bến Tre, có thể rút ra một số kết luận sau:

Một là, NLCN Bến Tre tồn tại và phát triển trên vùng đất có nhiều khác biệt về vị trí địa lý, hoàn cảnh kinh tế, đặc điểm văn hóa, xã hội mang những sắc thái riêng có cả thuận lợi và khó khăn. Mặt khác, dưới tác động của quá trình CNH, HĐH, cơ chế thị trường, cơ chế chính sách... NLCN Bến Tre vận động, biến đổi theo những xu hướng trái ngược nhau.

Hai là, trong những năm tới đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, NLCN Bến Tre tiếp tục có nhiều biến đổi phức tạp cả về số lượng và chất lượng. Nhưng nhìn chung, NLCN của tỉnh sẽ phát triển ngày càng mạnh thêm về số lượng và cao hơn về chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của quá trình CNH, HĐH. Điều đó tạo cho Bến Tre nguồn nội lực mới, mạnh mẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập với xu thế phát triển của vùng và cả nước.

Ba là, việc phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của NLCN của tỉnh, giúp cho các cấp, các ngành đánh giá đầy đủ hơn về nguồn nội lực của mình, từ đó có những chính sách và giải pháp tác động hạn chế mặt tiêu cực, thúc đẩy NLCN phát triển mạnh hơn nhằm tăng sức mạnh nội lực cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở Bến Tre.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre docx (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)