Lịch sử cây cao su ở khu vực Tây Bắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 57 - 58)

- Gió lốc xoáy và mưa đá thường xẩy ra trong tháng 3,4 hàng năm; song tần suất xuất hiện không lớn ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su.

1.1.2.1. Lịch sử cây cao su ở khu vực Tây Bắc

Cây cao su được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1897 bằng giống nhập từ Indonesia về trồng tại Bến Cát - Bình Dương, Diên Khánh - Khánh Hoà và vườn thực vật Huế, sau thời gian thử nghiệm, năm 1906 – 1907 hình thành các đồn điền có quy mô ở Đông Nam Bộ đánh dấu giai đoạn sản suất lớn của ngành cao su Việt Nam. Tại Tây Nguyên vào năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960- 1962. Tại miền

Bắc trong giai đoạn 1958- 1963, cao su được trồng tại một số tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa.

Tổng quan cao su Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 1996 đã đưa ra 2 phương án phát triển đến năm 2005 là 500.000 ha và 700.000 ha. Tính đến hết năm 2007, tổng diện tích cao su của cả nước ước đạt 549,6 ngàn ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 373,3 ngàn ha, năng suất bình quân đạt 16,1 tạ /ha. Diện tích cao su ở miền Bắc đến hết năm 2007 ước đạt 47 ngàn ha (tính từ Thanh Hóa trở vào đến Thừa Thiên Huế) còn lại tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam.

Hiện nay Bộ nông nghiệp đang cho rà soát tổng quan phát triển cao su của cả nước, với mục tiêu cả nước đạt khoảng 1 triệu ha cao su vào năm 2015, trong đó có nghiên cứu đến khả năng phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 1993 cây cao su được đưa vào trồng thử nghiệm ở Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (xã Hoang Thèn) với quy mô 02 ha. Tại huyện Than Uyên (thuộc tỉnh Lao Cai cũ) cũng được đưa vào trồng thử nghiệm với quy mô tương tự.

Năm 1994 tại tỉnh Lào Cai, được sự hỗ trợ của Dự án hợp tác Việt Nam - Thụy Điển: “Dự án trồng thử nghiệm cây cao su RATS” đánh giá nhanh các loài cây đa mục tiêu đã đưa vào trồng thử nghiệm 20,5 ha cao su trên địa bàn huyện Bát Xát (xã Quang Kim 20 ha, xã Bản Qua 0,5 ha).

Giống cao su đưa vào trồng thử nghiệm ở Lai Châu (1993) và Lào Cai (1994) được nhập từ Sở cây trồng Nhiệt đới thuộc Châu Hồng Hà – Vân Nam – Trung Quốc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai: Sau 3 năm trồng cây cao bình quân 4 – 6 mét, đường kính (1,3 m) đạt 8 – 10 cm.

Cũng như ở tỉnh Lai Châu, sau khi hết thời gian kiến thiết cơ bản (3 năm), toàn bộ diện tích nêu trên được giao lại cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên do diện tích nhỏ, điều kiện kỹ thuật để khai thác mủ không có nên các hộ gia đình không tiến hành chăm sóc và dần phá bỏ để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Đến nay số cây trồng vào thời gian này còn 28 cây ở Phong Thổ, kho ảng 100 cây ở Bát Xát, ở Than Uyên cũng còn xót lại vài chục cây với đường kính bình quân đạt 14 – 16 cm, chiều cao vút ngọn bình quân đạt 12 mét, khả năng tái sinh bằng hạt có triển vọng khả quan, mật độ cây tái sinh ở những kho ảng trống dưới tán cây mẹ lên tới 2 – 3 cây/m2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)