Địa hình địa thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 49)

Điện Biên thuộc khối nâng kiến tạo mạnh, địa hình chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vôi, có nền rắn được kết cấu bằng tập hợp các loại đá trầm tích biến chất. Quá trình vận động của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những đặc điểm, kiểu địa hình chính sau:

+ Kiểu địa hình núi cao: Phân bố ở độ cao trên 1.700m, có chủ yếu ở các huyện phía Bắc như Mường Nhé (có đỉnh Nậm Khao cao 2.140m ), Mường Chà (có đỉnh Khoa Di Tống cao 1.910m). Hầu hết những ngọn núi cao có độ dốc lớn (>300), gây khó khăn cho sản xuất.

+ Kiểu địa hình vùng núi trung bình: Gồm những dãy núi đồ sộ cao trung bình 700- 1.700 m, chạy theo hướng Tây bắc - Đông Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ chia c ắt mạnh, độ dốc lớn bình quân (>250). Phấn bố rộng khắp các huyện trong tỉnh.

+ Địa hình vùng núi thấp: Gồm các dãy núi nhỏ, cao trung bình 400 - 500 m, độ dốc trung bình 20 - 250, chủ yếu nằm ở đoạn cuối của các dãy núi lớn và ven các sông suối. Phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh.

+ Địa hình sơn nguyên: Địa hình đơn giản, phấn bố chủ yếu ở huyện Tủa Chùa và một phần của Tuần Giáo. Nhìn chung địa hình ít bị chia cắt, độ dốc trung bình 18 - 200.

+ Địa hình thung lũng: Nằm ven sông suối và các khe cạn. Hầu hết các thung lũng đã được khai thác để sản xuất nông nghiệp.

* Điều kiện tự nhiên tỉnh Lai Châu

- Vị trí địa lý: Tỉnh Lai Châu có toạ độ địa lý từ 21051' đến 22049' vĩ độ Bắc và từ 102019' đến 103059' kinh độ Đông; gần xích đạo hơn tỉnh Vân Nam, Trung Quốc từ 102019' đến 103059' kinh độ Đông; gần xích đạo hơn tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nằm trong kho ảng 21052 - 250 vĩ độ Bắc, từ 101,3 đến 103,10 độ kinh Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Tr ung Quốc; Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La; Phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.

Tỉnh có 273 km đường biên giới Việt - Trung có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối mở trên tuyến biên giới Việt - Trung. Trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam, Trung Quốc - nơi có vùng cao su t ập trung hàng hoá rộng hơn 300 nghìn ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 49)