Nghiên cứu cơ cấu 1: Trồng cỏ chăn nuôi quanh năm xen trong cao su giai đoạn KTCB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 86 - 87)

- Gió lốc xoáy và mưa đá thường xẩy ra trong tháng 3,4 hàng năm; song tần suất xuất hiện không lớn ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su.

1.2.5.1. Nghiên cứu cơ cấu 1: Trồng cỏ chăn nuôi quanh năm xen trong cao su giai đoạn KTCB

1.2.5. Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng xen ngắn ngày phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của các hộ nông dân trồng cao su tự nhiên và tập quán canh tác của các hộ nông dân trồng cao su

Từ những kết quả nghiên cứu trong năm 2009 về việc thử nghiệm tuyển chọn các giống cây ngắn ngày trồng xen (ngô, lạc, đậu tương, đậu xanh, lúa c ạn, cỏ) và các biện pháp kỹ thuật (mật độ, thời vụ, phân bón). Đề tài tiếp tục đánh giá các giống cây trồng đã được thử nghiệm, tuyển chọn, đồng thời nghiên cứu cơ c ấu thời vụ phù hợp, hiệu quả cho cây trồng xen.

Đề tài tập trung nghiên cứu 2 loại cơ cấu cây trồng xen trong cao su giai đoạn KTCB đó là:

+ Cơ cấu 1 vụ cây trồng/ năm: Tập trung cho các giống có năng suất cao, không phụ thuộc nhiều vào thời vụ của cây trồng vụ sau (ví dụ như Cỏ, các giống ngô dài ngày năng suất cao)

+ Cơ cấu 2 vụ cây trồng/ năm: Tập trung cho các giống cây trồng từ ngắn ngày đến trung ngày, đẩy sớm thời vụ gieo trồng ở vụ Xuân Hè (vụ 1) để bố trí vụ 2 (hè Thu hoặc Thu Đông) cho phù hợp. Thời vụ từ cuối tháng 3 (gieo trồng) đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 (thu hoạch xong cây trồng vụ 2)

1.2.5.1. Nghiên cứu cơ cấu 1: Trồng cỏ chăn nuôi quanh năm xen trong cao su giai đoạn KTCB đoạn KTCB

Kết quả nghiên cứu ở bảng 29 cho thấy: Năng suất các giống cỏ đều cao và có sự biến động lớn giữa các giống, năng suất cao nhất là giống cỏ VA 06 (năng suất tại Sơn La đạt 162,5 tấn/ha, Lai Châu đạt 159,8 tấn/ha), tiếp đến cỏ Voi (Sơn La đạt 134,2 tấn/ha, Lai Châu đạt 138,2 tấn/ha), thấp nhất là giống cỏ Brizantha (Sơn La đạt 58,5 tấn/ha và Lai Châu đạt 57,3 tấn/ha).

Tuy nhiên giống cỏ VA 06 và cỏ Voi ngừng sinh trưởng vào mùa Đông khô lạnh tại các tỉnh Tây Bắc, Giống cỏ Panicum maximum, Panicum astratum, và Brizatha tuy năng suất có thấp hơn nhưng vào mùa Đông vẫn sinh trưởng và phát triển (tuy tương đối chậm) cung cấp nguồn thức ăn quý giá cho gia súc.

Bảng 31 : Sự sinh trưởng, phát triển và năng suất các giống cỏ tại các tiểu vùng nghiên cứu năm 2010

Công thức/ Chỉ tiêu

Sơn La Lai Châu

Số lứa cắt/năm Chiều cao cây TB tại thời điểm cắt (cm) NSTT (tấn/ha) Số lứa cắt/năm Chiều cao cây TB tại thời điểm cắt (cm) NSTT (tấn/ha) CT1 5 122,5 134,2 5 124,5 138,2 CT2 6 47,0 58,5 6 46,5 57,3 CT3 6 60,0 87,3 6 61,5 89,8 CT4 6 44,0 72,4 6 42,5 68,5 CT5 5 134,0 162,5 5 128,0 159,8

Ghi chú : CT1: Cỏ voi, CT2: Brizantha, CT3: Paspanum maximum, CT4: Panicum astratum, CT5: VA06

Qua hai năm (2009, 2010) nghiên cứu tuyển chọn các giống cỏ trong nương đồi cao su đã xác định giống cỏ VA06 có năng suất cao đáp ứng được mục tiêu trồng cỏ phục vụ chăn nuôi của các hộ nông dân trồng cao su. Ngoài ra, cũng xác định được giống cỏ Paspanum maximum tuy năng suất không cao bằng giống VA06 nhưng lại có khả năng sinh trưởng trong điều kiện mùa Đông, góp phần cung cấp lượng cỏ nhất định trong mùa Đông khô lạnh ở vùng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 86 - 87)