Đánh giá tác động của kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 114 - 116)

- Gió lốc xoáy và mưa đá thường xẩy ra trong tháng 3,4 hàng năm; song tần suất xuất hiện không lớn ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su.

3. Đánh giá tác động của kết quả nghiên cứu

3.1. Hiệu quả môi trƣờng (đánh giá tác động/ảnh hưởng của kết quả nghiên cứu đến môi trường) môi trường)

Kỹ thuật canh tác cây lương thực ngắn ngày trong nương đồi cao su đã chấm dứt tập quán canh tác “Đốt nương làm rẫy” của đồng bào các dân tộc thiểu số trên các nương đồi trồng cao su. Phụ phẩm cây trồng (thân lá ngô, đậu đỗ, rơm rạ…) được cày vùi làm phân xanh cho nương đồi cao su là một lượng lớn chất hữu cơ mùn được trả lại cho đất, giữ ẩm, tăng độ thông thoáng, c ải thiện lý tính đất nhờ lớp thực vật này. Mặt khác, nhờ có lớp phủ này sẽ bảo vệ đất, hạn chế tối đa sự xói mòn, rửa trôi đất (giảm tới 90% so với cao su trồng thuần). Việc trồng xen làm tăng khả năng che phủ cho đất trong thời kỳ cao su chưa khép tán.

3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội (đánh giá tác động/ảnh hưởng của nghiên cứu đến giảm nghèo, bình đẳng giới..) giảm nghèo, bình đẳng giới..)

3.2.1. Hiệu quả về kinh tế

+ Tạo nguồn thu nhập thêm từ hệ thống cây trồng xen ổ n định từ 10,0 – 12,0triệu đồng/ha/năm cho người dân trong giai đoạn cao su chưa cho thu hoạch. Cụ thể:

- Với ngô: Tổng thu từ 22,5 đến 25,08 triệu đồng/ha (giá ngô 3.800đ/kg), tổng chi 9,42 đồng/ha, lãi thuần 13,38 đến 15,66 triệu đồng/ha

- Với lạc: Tổng thu 14,4 đến 17,6 triệu đồng/ha (giá lạc 8.000đ/kg), tổng chi 8,58 triệu/ha, lãi thuần 5,82 đến 9,02 triệu/ha

- Với đ ậu đỗ: Tổng thu 29 đến 32,75 triệu đồng/ha (giá 25.000 đ/kg), tổng chi 14,573 triệu/ha lãi thuần 14,427 đến 18,177 triệu/ha

- Với lúa c ạn: Tổng thu 5,50 đến 6,55 triệu đồng/ha (giá 5.000đ/kg), tổng chi 3,1 triệu/ha, lãi thuần 2,4 đến 3,45 triệu/ha

- Với cỏ: Tổng thu 25,28 đến 26,90 triệu đồng/ha (giá 200 đ/kg), tổng chi 12,88 triệu/ha, lãi thuần 12,40 đến 14,02 triệu/ha. Các sản phẩm dùng để chăn nuôi, giải quyết vấn đề cỏ qua đông dùng cho chăn nuôi gia súc

+ Cơ cấu 1: Trồng cỏ quanh năm cho lãi thuần nhất từ 20.935.000 đồng đến 21.475.000 đồng

+ Cơ cấu 2: Đậu đỗ Xuân hè – lúa cạn Hè Thu cho lãi thuần là: 29.990.000 đồng/ha/năm đến 39.194.000 đồng/ha/năm

+ Cơ cấu 3: Ngô vụ Xuân hè đậu đỗ Thu Đông cho lãi thuần là: 31.724.000 đồng/ha/năm đến 42.680.000 đồng/ha/năm

+ Hiệu quả mô hình luân canh cây trồng xen: dao động 24.304.000 đồng đến 37.340.000 đồng.

3.2.2. Hiệu quả về xã hội

- Tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động nông nhàn, tăng thêm 650.000 đồng/tháng/người trong 4 tháng/vụ/năm. Các tiến bộ dễ áp dụng, phù hợp với trình độ, tập quán của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.

- Đã mở được 3 lớp, với tổng số người tham gia là 90 người, trong đó có 27 đối tượng là nữ (chiếm 30%), dân tộc thiểu số với 90 người (chiếm 100%).

Bảng 73 . Số hộ tham gia nghiên c ứu, xây dựng mô hình và tập huấn của các đề tài

Số CBKN tham gia nghiên cứu

(ngƣời)

Số hộ ND tham gia

(hộ) Số ngƣời tham gia tập huấn

Số ngƣời đƣợc đào tạo Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số Tổng số Nữ chủ hộ Dân tộc thiểu số Cán bộ khuyến nông Nông dân Nữ Dân tộc thiểu số Tiến Thạc sỹ Kỹ 25 19 18 280 229 280 31 90 27 90 1 1

- Đã có 31 cán bộ khuyến nông tham gia nghiên cứu và tập huấn trong đó có 22 người là phụ nữ chi ếm tỷ lệ 70,97%, qua lớp tập huấn cán bộ Khuyến nông và nông dân nắm bắt được kỹ thuật nên áp dụng vào sản xuất có hiệu quả đồng thời phổ biến cho các nông dân khác cùng áp dụng.

3.2.3. Kết quả khác:

Đề tài đã đào tạo được 01 Thạc sỹ nông nghiệp và 01 kỹ sư lâm nghiệp.

- 01 kỹ sư lâm nghiệp Bùi Thị Phương Thanh bảo vệ thành công đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng xen cây ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” do PGS.TS. Lê Quốc Doanh làm hướng dẫn

- Thạc sỹ nông nghiệp Phùng Quốc Tuấn Anh bảo vệ thành công đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số cây trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở tỉnh Sơn La” – do PGS.TS. Lê Quốc Doanh làm hướng dẫn.

- Đăng 01 bài báo “ Nghiên cứu tuyển chọn 1 số cây trồng xen trong cao su giai đoạn KTCB tại các tỉnh Tây Bắc” trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tháng 12/2010

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)