Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi a Đối với Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 35 - 36)

3. Phƣơng pháp nghiên cứu.

3.4.6.Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi a Đối với Lạc

a. Đối với Lạc

* Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng phát triển:

- Thời gian từ gieo đến mọc mầm (ngày): quan sát toàn bộ số cây trên ô ở thời kỳ mọc, biểu hiện ngày có khoảng 50% số cây trên ô có 2 lá mang xoè ra trên mặt đất.

- Tỷ lệ mọc mầm(%): mỗi công thức theo dõi 100 hạt ở giữa luống.

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày), ngày có khoảng 50% số cây trên ô có ít nhất một hoa nở ở bất kỳ đốt nào.

- Thời gian sinh trưởng của giống từ gieo đến thu ho ạch (ngày) Xác định ở 3 thời kỳ : thời kỳ ra hoa, hình thành quả và quả chắc.

* Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

- Trước khi thu hoạch mỗi ô lấy 10 cây mẫu và xác định.:

Số quả/ cây (quả) đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ ô, tính trung bình 1 cây.

Số quả chắc/ cây (quả) đếm tổ ng số quả chắc trên 10 cây mẫu/ ô, tính trung bình 1 cây.

Tỷ lệ quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt :(%)

Khối lượng 100 quả: (g) cân 3 mẫu, mỗi mẫu 100 quả chắc ở ẩm độ khoảng 10%.

Khối lượng 100 hạt: (g) cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn mỗi mẫu 100 hạt được tách từ 3 mẫu quả.

Khối lượng nhân của 100 quả (g) cân khối lượng hạt của 100 quả ở 3 mẫu. - Xác định năng suất lý thuyết (tạ/ha) = P quả/ cây x mật độ cây/m2 x 10.000m2 Năng suất thực thu (tạ/ ha) =

210m 10m « suÊt N¨ng x10.000 m2

* Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính theo tiêu chuẩn ngành :

Mức độ nhiễm một số bệnh hại chính tính theo tỷ lệ hại và cấp hại.

* Bệnh gỉ sắt: Puccinia arachidis Speg, điều tra ước lượng diện tích lá bị bệnh của 10 cây mẫu trên ô (theo 5 cấp chéo góc) xác định mức độ bệnh:

- Rất nhẹ, cấp 1 (dưới 1% diện tích lá bị hại) - Nhẹ, cấp 3 (1- 5% diện tích lá bị hại)

- Trung bình, c ấp 5 (> 5- 25% diện tích lá bị hại) - Nặng, c ấp7 (> 25- 50% diện tích lá bị hại) - Rất nặng, cấp 9 (> 50% diện tích lá bị hại)

* Bệnh đốm nâu: Cercospora arachidicola Hori điều tra ít nhất 10 cây theo 5 điểm chéo góc.

- Rất nhẹ, cấp 1 (< 1% diện tích lá bị hại) - Nhẹ, cấp 3 (1- 5% diện tích lá bị hại)

- Trung bình, c ấp 5 (>5- 25% diện tích lá bị hại) - Nặng, c ấp 7 (>25- 50% diện tích lá bị hại) - Rất nặng, cấp 9 (.50% diện tích lá bị hại)

* Bệnh đốm đen: Cercospora personatum (Berk & Curt), điều tra 10 cây đại diện theo 5 điểm chéo góc ở thời kỳ trước thu ho ạch và đánh giá theo cấp bệnh 1- 9.

Bệnh héo xanh- Ralstonia solanacearum Smith (%) số cây bị bệnh trên số cây điều tra (điều tra toàn bộ số cây trên ô), ở thời kỳ trước thu hoạch:

- Nhẹ, điểm 1(< 30%)

- Trung bình, điểm 2 (30- 50%) - Nặng, điểm 3 (>50%)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 35 - 36)