Hiện trạng thiết kế nương đồi cao su năm thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 * Về lựa chọn đất để khai hoang trồng cao su:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 63 - 66)

- Gió lốc xoáy và mưa đá thường xẩy ra trong tháng 3,4 hàng năm; song tần suất xuất hiện không lớn ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su.

1.1.2.3. Hiện trạng thiết kế nương đồi cao su năm thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 * Về lựa chọn đất để khai hoang trồng cao su:

* Về lựa chọn đất để khai hoang trồng cao su:

- Đất trồng cây cao su có độ dốc bình quân dưới 30O, độ cao so với mực nước biển dưới 600 m. Khai hoang và làm đất trồng cao su được thực hiện theo Quy trình kỹ thuật khai hoang và xây dựng vườn cây do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành.

- Trong quá trình khai hoang, hạn chế tối đa việc khai hoang tr ắng và cày xới lớp đất mặt. Không khai hoang tại các hợp thủy là đường dẫn nước ra các khe suối, các hợp thủy có mái dốc bình quân lớn hơn 30O.

- Đối với chỏm rừng và thảm thực vật tự nhiên ở đỉnh đồi có tác dụng chống xói mòn cần phải giữ lại, không khai hoang.

- Sau khi khai hoang chỉ được rà rễ trên hàng trồng, không được cày xới, rà rễ trên toàn bộ diện tích.

- Thiết kế các đường lô, đường liên lô có độ dốc bình quân không được vượt quá 10O. Đối với đồi có độ dốc bình quân trên 15O

, phải làm đường lô, liên lô trước khi khai hoang. Trước khi đưa vào trồng cao su, nên hoàn chỉnh các công trình xây dựng vườn cây bao gồm đường lô, đường liên lô, hệ thống chống xói mòn đất dốc và thoát thủy đ ất ngập úng.

- Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hóa chất diệt hết cỏ trước khi trồng.

+ Thiết kế lô cao su.

- Kích thước lô trồng:

+ Đối với địa hình dốc bình quân ≤ 5O

thì thiết kế lô 12,5 ha theo kích thước 500 m x 250 m.

+ Đối với địa hình dốc bình quân > 5O

thì thiết kế lô có hình dáng và kích thước lô nhỏ hơn tùy theo địa hình c ụ thể. Cạnh trên và c ạnh dưới của lô là các đường đồng mức chủ đạo. Các cạnh lô còn lại có thể là đường liên lô hoặc là các hợp thuỷ. Mỗi lô có tối thiểu một đường đi lại cắt xéo các đường đồng mức để phục vụ nhu cầu chăm sóc, vận chuyển vật tư, phân bón và thu ho ạch mủ.

Hình 01: Thiết kế lô cao su trên đ ồi dốc

- Hàng trồng:

+ Đối với địa hình có độ dốc bình quân ≤ 5O

thì thiết kế hàng trồng theo hướng thẳng góc với chiều dốc chính.

+ Đối với địa hình có độ dốc bình quân > 5O

thì thiết kế hàng trồng theo đường đồng mức chủ đạo.

- Mật độ và khoảng cách trồng:

Mật độ trồng biến thiên từ 500 - 571 cây/ha tuỳ theo độ dốc. Trên đất dốc, khoảng cách hàng cây có thể thay đổi theo đường đồng mức, bố trí cây trên hàng thay đổi từ 2 - 3 m; hàng 7 - 9 m đảm mật độ thiết kế 500 - 571 cây/ha.

Độ dốc bình quân (độ) Khoảng cách Mật độ (cây/ha)

≤ 15 7 m x 2,5 m 571

>15 8 m x 2,5 m 500

- Băng đồng mức được xây dựng bằng cơ giới hoặc thủ công tùy theo điều kiện cụ thể trên đất khai hoang. Băng đồng mức có độ dốc nghiêng 10O

từ taluy âm vào taluy dương, thành taluy dương nghiêng về phía đầu dốc 10O

so với phương

thẳng đứng (Hình 2, Hình 3). Năm đ ầu, đường băng rộng tối thiểu 1,2 m và hoàn chỉnh chậm nhất vào cuối năm thứ hai. Trồng cao su cách taluy âm 1,0m, chỉ mở rộng băng về phía taluy dương.

Hình 02: Mặt cắt ngang băng đồng mức trên đất dốc 10O và 30O

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 63 - 66)