Đối với cây lúa:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 41 - 43)

Mẫu được theo dõi mỗi ô lấy 5 khóm, theo đường chéo của từng ô thí nghiệm( khóm giao điểm của đường chéo và 4 khóm còn lại là điểm giữa từ giao điểm đường chéo đến 4 góc của ô thí nghiệm)

* Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:

+ Thời gian sinh trưởng: Thời gian từ gieo đến khi 85% số cây trong quần thể chín (ngày).

+ Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt).

* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

Năng suất lúa được quyết định bởi các yếu tố đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt và được tính bằng công thức như sau:

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = số bông/m2

x số hạt chắc/bông x M1000hạt/10.000 - Các yếu tố cấu thành năng suất.

Gặt 5 khóm /ô thí nghiệm, đo đếm các chỉ tiêu:

+ Số bông hữu hiệu/khóm: đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây. + Số bông/m2.

+ Số hạt /bông: Tổng số hạt có trên bông gồm cả hạt lép. + Tỷ lệ hạt lép(%): Tính tỉ lệ % hạt lép/bông.

+ Khối lượng 1000 hạt (gram): Phơi khô hạt đến độ ẩm 13% rồi cân ở 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt, chia trung bình, làm ở cả 3 lần nhắc lại.

- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tuốt hạt, phơ khô đến khi độ ẩm đạt 13-14%, quạt sạch, cân toàn bộ khối lượng (kg) sau đó quy ra tạ/ha.

* Các chỉ tiêu về sâu hại:

- Sâu đ ục thân (Scripophaga incertulas) [43].

Theo dõi (ở giai đoạn đ ứng cái làm đòng ở vụ mùa và vụ xuân) tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở 5 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm

+ Điểm 0: Không có cây bị hại.

+ Điểm 1: 1- 10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11- 20% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 5: 21- 30% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 7: 31- 50% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 9: 51-100% dảnh hoặc bông bị hại. - Sâu cuốn lá (Cnaphallocroccis medinalis) [43].

Theo dõi ở giai đoạn đứng cái làm đòng ở vụ mùa và vụ xuân, tính tỷ lệ bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng theo thang điểm dưới đây:

+ Điểm 0: Không có cây bị hại. + Điểm 1: 1-10% cây bị hại. + Điểm 3: 11- 20% cây bị hại. + Điểm 5: 21- 35% cây bị hại. + Điểm 7: 36- 60% cây bị hại + Điểm 9: 61-100% cây bị hại - Rầy nâu (Nilaparvata lugens) [43].

Theo dõi (ở giai đoạn lúa làm đòng ở vụ mùa và vụ xuân) cây chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ cây theo thang điểm:

+ Điểm 0: không bị hại

+ Điểm 1: hơi biến vàng trên một số cây.

+ Điểm 3: Lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy.

+ Điểm 5: những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10- 25% số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng.

+ Điểm 7: hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nghiêm trọng.

+ Điểm 9: Tất cả các cây chết.

* Các chỉ tiêu theo dõi về bệnh hại:

- Bệnh đạo ôn (Piricularia orizae).

Theo dõi ở vụ xuân, tiến hành đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không thấy có vệt bệnh

+ Điểm 1: Các vệt bệnh màu nâu hình kim châm ở giữc chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử.

+ Điểm 2: Vệt bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vệt bệnh.

+ Điểm 3: Dạng hình vệt bệnh như ở điểm 2 nhưng vệt bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

+ Điểm 4: Vệt bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn, diện tích vệt bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá.

+ Điểm 5: vết bệnh điển hình chiếm 4- 10% diện tích lá + Điểm 6:vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá + Điểm 7: vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá + Điểm 8: vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá + Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh.

- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) [43].

Đánh giá trên diện tích lá bị hại tính theo thang điểm: + Điểm 1: 1- 5% diện tích lá bị hại.

+ Điểm 3: 6-12% diện tích lá bị hại. + Điểm 5: 13-25% diện tích lá bị hại.

+ Điểm 7: 26-50% diện tích lá bị hại. + Điểm 9: 51-100% diện tích lá bị hại. - Bệnh khô vằn (Corticium sasakii) [43].

(Ở giai đoạn đứng cái làm đòng ở vụ mùa) theo thang điểm đánh giá độ cao của vệt bệnh trên cây gồm có).

+ Điểm 0: không có triệu chứng hại.

+ Điểm 1: vệt bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vệt bệnh ở vị trí 20-30% chiều cao cây. + Điểm 5: vệt bệnh ở vị trí 31-45% chiều cao cây. + Điểm 7: vệt bệnh ở vị trí 46-65% chiều cao cây. + Điểm 9: vệt bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản ở các tỉnh tây bắc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)