- Gió lốc xoáy và mưa đá thường xẩy ra trong tháng 3,4 hàng năm; song tần suất xuất hiện không lớn ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cao su.
1.1.2.5. Hiện trạng trồng xen trong vườn cao su giai đoạn KTCB.
Cây cao su là cây trồng mới được đưa vào trồng tại các tỉnh Tây Bắc từ năm 2006, những ngày đầu bà con chưa hiểu và cho rằng “đã trồng cây cao su thì không cây gì phát triển được”. Sau một thời gian vận động đến nay, trồng xen hoa màu lương thực trong vườn cao su ở giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được các nông hộ làm nhưng còn manh mún và tản mạn, việc trồng xen cây hoa màu, lương thực còn mang tính khai thác tận dụng đất là chính, chưa tạo cho nông hộ nhận thức được hiệu quả của công tác thâm canh cây trồng xen góp phần tăng thu nhập cho nông hộ và bảo vệ độ phì đất giữa hàng cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Theo kết quả điều tra năm 2009 chỉ có kho ảng 5- 10% diện tích trồng cao su được người dân trồng xen, chủ yếu những nơi đất đai mới khai hoang, độ phì nhiêu cao.
Về giống: chủ yếu sử dụng các giống địa phương, năng suất thấp: lạc đỏ địa phương, lúa Pe, đậu tương vàng, nghệ,...Lúa nương là loại cây lương thực được sử dụng phổ biến tại các tỉnh Tây Bắc để trồng xen khá phổ biến do phù hợp với tập quán canh tác và khả năng đầu tư của các hộ nhưng chỉ trồng 1 vụ/năm.
Về phân bón: Với trình độ sản xuất của bà con nông dân, đ ặc biệt là đồng bào dân tộc họ chưa có thói quen và chưa thấy được lợi ích của bón phân cho cây trồng xen đặc biệt là cho hoa màu lương thực. Nhìn chung đại bộ phận các hộ gia đình đều trồng chay, do đó năng suất các lo ại cây trồng xen thấp.
Những thuận lơi và khó khăn khi bố trí cây trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn KTCB
* Thuận lợi:
- Các nương đồi cao su giai đoạn KTCB đều được thiết kế theo đường đồng mức, khoảng cách các băng đủ rộng để bố trí cây trồng xen.
- Nhiều cây trồng ngắn ngày đã và đang được phát triển trên đất khai hoang trồng cao su (ngô, lúa cạn, đậu đỗ).
- Có sự ửng hộ của các công ty Cao su Sơn La, Điện Biên, Lai Châu trong việc phát triển cây trồng xen nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trong giai đoạn KTCB.
- Tập đoàn đã có quy trình trồng và chăm sóc cây cao su ở Tây Bắc, đây là điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, bố trí cây trồng xen hài hòa giữa cây cao su và các cây trồng xen, tránh ảnh hưởng tiêu cực từ cây trồng xen đến cao su.
- Điều kiện đất đai trong các nương đồi cao su KTCB khá thuận lợi cho việc phát triển cây trồng xen ngắn ngày, đặc biệt là điều kiện đất đai ở tỉnh Sơn La.
- Xác định được cây trồng xen, cơ cấu trồng xen thích hợp là nguyện vọng thiết tha của nông dân khi trồng cao su trong giai đoạn KTCB.
* Khó khăn:
- Chưa có những thử nghiệm để tuyển chọn các bộ giống thích hợp cho trồng xen trong cao su giai đoạn KTCB tại Tây Bắc.
- Chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng cây trồng xen. - Chưa có các mô hình hiệu quả để nông dân thăm quan, học tập.
- Diện tích đất trồng cao su lớn, số lượng nông dân được làm công nhân trong các công ty ít, vì vậy khó khăn trong việc bố trí lao động phục vụ trồng và chăm sóc các cây trồng xen.
- Trong những năm đầu người nông dân được Tập đoàn và các Công ty cao su hỗ trợ về kinh phí và một số điều kiện khác, vì vậy cũng gây cho nông dân quan điểm ỷ nại và trông chờ.
1.2. Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng xen hợp lý và xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng xen cho t ừng đối tƣợng cây trồng giai đoạn KTCB.