III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
4. Tổ chức các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ
- Tiếp tục vận động nữ CNVCLĐ hưởng ứng tham gia phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và các phong trào, các cuộc vận động do tổ chức công đoàn và các ngành phát động.
- Giáo dục về truyền thống và phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh; xây dựng gia đình nữ CNVCLĐ no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tổ chức các hình thức tư vấn về hôn nhân gia đình, trách nhiệm của nam giới chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc và nuôi dạy con; thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kỹ năng làm mẹ, làm vợ, làm dâu trong gia đình; phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội…
- Duy trì tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực có đặc thù về giới trong nữ CNVCLĐ nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11…
- Phối hợp với lãnh đạo chuyên môn, đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích cho con em CNVCLĐ nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, Tết Trung thu như gặp mặt, tham quan, du lịch, sinh hoạt trại hè, biểu dương, tặng quà các cháu vượt khó, học giỏi….
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Liên đoàn Lao động tỉnh 1. Liên đoàn Lao động tỉnh
- Chỉ đạo triển khai Chương trình này đến các cấp công đoàn và tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền và các ngành có liên quan để triển khai thực hiện.
- Ban Tuyên giáo và Nữ công LĐLĐ tỉnh chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị của LĐLĐ tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm và sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình này vào giữa và cuối nhiệm kỳ.
2. Liên đoàn lao động huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành, cácđơn vị kinh tế, sự nghiệp và CĐCS trực thuộc đơn vị kinh tế, sự nghiệp và CĐCS trực thuộc
- Căn cứ Chương trình này và tình hình thực tế của địa phương, ngành, đơn vị vận dụng cụ thể hóa đưa vào kế hoạch thực hiện các nghị quyết đại hội công đoàn của đơn vị mình và triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả thực hiện với công đoàn cấp trên theo quy định.
TM. BAN CHẤP HÀNHCHỦ TỊCH CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Xuân
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 10/CTr-LĐLĐ Bình Định, ngày 15 tháng 11 năm 2013
CHƯƠNG TRÌNH
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Định lần thứ XII
về “Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn”
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Bình Định và chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Bình Định xây dựng Chương trình về “Công tác tài chính và hoạt động kinh tế Công đoàn” như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU