III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
4. Trách nhiệm của CĐCS
- Ban chấp hành CĐCS cần nắm vững các quy định của Bộ Luật Lao động, chủ động phối hợp với người sử dụng lao động và đưa ra yêu cầu thương lượng thiết thực, hiệu quả là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm.
- Trong quá trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT phải xác lập các điều kiện lao động mới, các nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật. Nắm chắc tình hình của đơn vị, doanh nghiệp để chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng, tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT với người sử dụng lao động. Tập trung thương lượng những nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi NLĐ và những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với luật quy định.
- Trong quá trình thực hiện TƯLĐTT, thường xuyên theo dõi, phát hiện những điều khoản không còn phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật để kiến nghị, thỏa thuận với người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT cho phù hợp và đảm bảo trình tự theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, ban chấp hành CĐCS cần chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa tập thể người lao động hoặc đại diện tập thể lao động, ban chấp hành CĐCS với người sử dụng lao động; đồng thời phải chủ động phối hợp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định.
- Cán bộ CĐCS phải tạo được mối quan hệ tốt, thân thiện với người sử dụng lao động; nắm được những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, những yêu cầu bức xúc của NLĐ và người sử dụng lao động để phối hợp giải quyết kịp thời, thỏa đáng; qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
- Đối với những đơn vị đã ký kết TƯLĐTT, ban chấp hành CĐCS chủ động rà soát lại nội dung của bản TƯLĐTT đã ký kết, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT và báo cáo tại hội nghị NLĐ hàng năm.
- Phối hợp tuyên truyền Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản pháp luật có liên quan đến NLĐ tại đơn vị, doanh nghiệp (tổ chức mỗi năm ít nhất 01 lần).