III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động và người lao động
người sử dụng lao động và người lao động
- Tuyên truyền quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn, cán bộ, đoàn viên, NLĐ và người sử dụng lao động về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thực hiện TƯLĐTT và quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tổ chức thương lượng, ký kết, thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
- Hàng năm công đoàn các cấp trong tỉnh có kế hoạch chủ động tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đoàn viên, NLĐ và người sử dụng lao động các quy định có liên quan đến vấn đề dân chủ ở cơ sở, quan hệ lao động trong doanh nghiệp và TƯLĐTT, về quy trình thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT.
- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của công đoàn cấp trên về thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT. Vận dụng xây dựng khung tiêu chí đánh giá chất lượng TƯLĐTT và việc thực hiện TƯLĐTT triển khai hướng dẫn, phổ biến tới các cấp công đoàn, NLĐ và người sử dụng lao động để thực hiện và giám sát.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 20 ngày 23/10/2009 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết, thực hiện TƯLĐTT theo tinh thần Nghị quyết số 01 ngày 18/6/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Kế hoạch số 21 ngày 31/12/2008 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Các cấp công đoàn chủ động có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng tham mưu, đề xuất tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo các ngành, chính quyền địa phương với NLĐ và người sử dụng lao động tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp… về chế độ chính sách và những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của đoàn viên và NLĐ.