III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của đoàn viên và người lao động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và nghị quyết của tổ chức công đoàn về nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho đoàn viên và NLĐ.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh thực hiện Nghị quyết 4b ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của CNVCLĐ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Phối hợp tổ chức biên soạn và phát hành các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của tổ chức công đoàn về công tác nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đến các cấp công đoàn, đoàn viên và NLĐ trong tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vận động, giáo dục đoàn viên và NLĐ, nhất là lao động trẻ có ý thức tự học, tự rèn, coi việc học tập là việc phải làm cả đời để lập thân, lập nghiệp.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trong CNVCLĐ; phong trào cử nhân, kỹ sư có kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ cử nhân, kỹ sư mới ra trường; phong trào thợ bậc cao kèm cặp thợ bậc thấp, công nhân chưa lành nghề; cán bộ cũ hướng dẫn, giúp đỡ nhân viên mới; phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi...
- Đưa việc đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thành nội dung thi đua của các cấp công đoàn và đoàn viên, CNVCLĐ. Chú trọng việc đánh giá, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và tổ chức phong trào; phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến.