Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 28 - 31)

- Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong sự nghiệp cách mạng xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế xã hộ

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam

NHNN VN luôn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng, tăng cƣờng hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới theo hƣớng đa phƣơng hoá và đa dạng hoá, nâng cao sức cạnh tranh, tiến đến hội nhập quốc tế. Duy trì tốt quan hệ với các tổ chức tài chính - ngân hàng quốc tế nhƣ IMF, WB, ADB…, tham gia Hiệp hội ngân hàng các nƣớc ASEAN. Đến nay ngân hàng Việt nam đã có quan hệ giao dịch với trên 2000 ngân hàng và tổ chức tài chính của hơn 100 nƣớc và tổ chức quốc tế trên thế giới [31]. Ngân hàng Nhà nƣớc đã làm tốt nhiệm vụ cơ quan đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện tranh thủ các nguồn tài trợ ƣu đãi dài hạn để đổi mới hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.

Nhƣ vậy, trong suốt quá trình xây dựng và trƣởng thành, ngành ngân hàng nói chung, NHNN VN nói riêng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nƣớc nhà, xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giữ ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam nƣớc Việt nam

NHNN VN có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN VN. Theo đó, NHNN VN có chức năng, nhiệm vụ nhƣ sau:

- Chức năng:

NHNN VN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và là ngân hàng Trung ƣơng của

nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cũng nhƣ các cơ quan khác trong hệ thống, NHNN VN là cơ quan của Chính phủ nên phải thực hiện một số giải pháp mang tính chất tình huống nhằm đạt đƣợc nhiều mục tiêu của Chính phủ. Trong lĩnh vực ngân hàng thì điều này có thể là mâu thuẫn với mục tiêu của chính sách tiền tệ (cũng chính là mục tiêu của ngân hàng trung ƣơng) là duy trì ổn định giá cả. Do vậy, vị thế của NHNN VN (tức chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) phải độc lập tƣơng đối trên nguyên tắc Chính phủ trao đủ quyền hạn, trách nhiệm cho ngân hàng để ngân hàng có thể thực thi hoạt động và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Điều này cho thấy cần thiết phải có sự sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, chiến lƣợc, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

+ Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Ngân hàng Nhà nƣớc;

+ Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản đó và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động ngân hàng;

+ Thực hiện các nhiệm vụ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhƣ: xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia; cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng thuộc thẩm quyền; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; quản lý việc vay, trả nợ nƣớc ngoài của các doanh nghiệp; quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng;…

+ Thực hiện chức năng ngân hàng trung ƣơng: tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền; thực hiện tái cấp vốn, điều hành thị trƣờng tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở; kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối nhà nƣớc; làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nƣớc…

+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật; quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của NHNN; quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định; tham gia xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nƣớc…

- Cơ cấu tổ chức:

+ Các tổ chức giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng ngân hàng trung ƣơng:

Vụ Chính sách tiền tệ Vụ Hợp tác quốc tế

Vụ Chiến lƣợc phát triển ngân hàng Vụ Quản lý ngoại hối

Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng (gọi tắt là Vụ Các ngân hàng)

Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác Vụ Tổng kiểm soát

Vụ Kế toán - tài chính Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Pháp chế

Thanh tra ngân hàng Văn phòng

Sở giao dịch

Cục Phát hành và Kho quỹ

Cục Công nghệ tin học ngân hàng Cục Quản trị

+ Các NHNN CN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng + Văn phòng Đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

+ Các tổ chức sự nghiệp: Thời báo ngân hàng Tạp chí ngân hàng Học Viện ngân hàng

Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm thông tin tín dụng

Những nội dung trình bày trên về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN VN cho thấy Ngân hàng là cơ quan có vai trò, vị trí quan trọng. Bởi đây là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của nƣớc Việt Nam. Vai trò, vị trí quan trọng đó cũng đƣợc thể hiện qua thành phần, nội dung, ý nghĩa tài liệu sẽ đƣợc chúng tôi trình bày ở phần dƣới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 28 - 31)