Kiến nghị với Cơ quan Quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính đối với các dự án xin vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.DOC (Trang 86 - 89)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

1- Kiến nghị với Cơ quan Quản lý Nhà nước

1.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chớnh phủ và cỏc Bộ, ngành

Chính phủ cần hoàn thiện và thống nhất các văn bản pháp luật, dới luật để tạo ra môi trờng kinh tế, môi trờng pháp lý ổn định là căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng nh việc tiến hành thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Đồng thời Chính phủ cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để ngân hàng dễ dàng và công bằng trong việc lựa chọn dự án đầu t. Hơn nữa, khi môi trờng kinh tế đồng nhất, hành lang pháp lý lành mạnh và ổn định giúp cho ngân hàng có cơ sở pháp lý vững chắc để thẩm định và cán bộ thẩm định sẽ không gặp khó khăn vì mâu thuẫn chồng chéo giữa qui định của các văn bản hớng dẫn.

Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán, kiểm toán và quản lý tài chính để đảm bảo cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp là tơng đối chính xác. Ngoài ra, Chính phủ cần có qui định cụ thể về việc thực hiện kế toán thờng xuyên, thống nhất để phản ánh kịp thời và chính xác nhất tình hình tài chính của khách hàng. Chính những qui định trên sẽ tạo cơ sở tin cậy cho thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là chính xác và thống nhất, là nền tảng để nâng cao tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Chính phủ và các bộ, ngành cần xây dựng chi tiết kế hoạch đầu t và định hớng phát triển kinh tế, tránh tình trạng đầu t chồng chéo gây lãng phí vốn ngân hàng và đầu t phi hiệu quả. Các bộ, ngành cần qui định cụ thể về các định mức kĩ thuật của ngành để tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, ngân hàng và các cơ quan chức năng( cơ quan thống kê, thuế, kế toán... ) cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ để trao đổi thông tin và kiểm soát chặt chẽ dự án đầu t.

1.2 Kiến nghị với Ngõn hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nớc cần hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung của Luật ngân hàng và các văn bản dới luật đặc biệt là quy trình thẩm định tài chính dự án. Trên cơ sở nội dung thẩm định tài chính dự án của các cơ quan khoa học, Bộ, Ngành có liên quan và các NHTM cho phù hợp thực tế hiện nay của đất nớc đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nớc cần hỗ trợ công tác đào tạo về nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án cho các NHTM trong đó có chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Cầu Giấy vì nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tài chính dự án là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nh: ngân hàng Nhà nớc có thể mở rộng các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ của ngành đặc biệt chú trọng kỹ năng bằng các phần mềm thẩm định ( Excel, Rish Master...)

Ngân hàng Nhà nớc tăng cờng vai trò của mình trong hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng(CIC)

Trong thời gian vừa qua, CIC đã góp phần phục vụ cung cấp thông tin cho hoạt động của các NHTM trong đó có chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Cầu Giấy. Tuy nhiên, hoạt động của CIC còn bộc lộ nhiều hạn chế: việc cung cấp thông tin từ các NHTM cha đáp ứng đợc yêu cầu hoặc không đầy đủ, chính xác hoặc không báo cáo định kỳ theo qui định...Tại trung tâm cha có bộ phận chuyên phân tích thông tin đã đợc cung cấp để chủ động phản hồi lại cho các NHTM những vấn đề cần lu ý. Bản thân chi nhánh ngân hàng Đầu t và Phát triển Cầu Giấy cũng cha thật sự chú trọng khai thác sử dụng

thông tin từ CIC phục vụ thẩm định tài chính dự án và khi cần khai thác thì cũng cha đợc dễ dàng, đầy đủ theo yêu cầu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, ngân hàng Nhà nớc cần hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thông tin tín dụng, chuẩn hoá nội dung thông tin và ứng dụng triệt để công nghệ tin học, có chế tài bắt buộc để thúc đẩy các ngân hàng thơng mại quan tâm đầy đủ về nội dung và thời gian cung cấp thông tin, chú trọng nâng cao chất lợng phân tích thông tin tổng hợp đợc và phản hồi cho các ngân hàng th- ơng mại những vấn đề cần chú ý đến các doanh nghiệp sẽ là khách hàng của họ.

1.3 Kiến nghị với Ngõn hàng Đầu tư và Phỏt triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện nội dung quy trình thẩm định tài chính dự án theo hớng cụ thể hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn và qui định của ngân hàng Nhà nớc, bên cạnh những qui định về nội dung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án cần có h- ớng dẫn cụ thể về đánh giá các chỉ tiêu trên khi ra kết luận thẩm định để đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống.

Nâng cao chất lợng thông tin, nhân tố quan trọng hàng đầu của công tác thẩm định tài chính dự án thì Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần tập trung hơn nữa trang bị phòng thông tin để phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần trang bị mạng lới thông tin hiện đại cho toàn hệ thống từ cấp cơ sở trở lên để khai thác triệt để những thông tin từ CIC và trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, qua đó sẽ khai thác thông tin về khách hàng có quan hệ với ngân hàng trong toàn hệ thống. Đông thời, Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam cần phối hợp với các NHTM khác để tăng cờng trao đổi thông tin, kiểm tra, kiểm soát khách hàng vay vốn đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của đồng vốn đầu t.

- Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam tích cực phối hợp với các chi nhánh trong việc thẩm định các dự án vay vốn vợt quá phán quyết của chi

nhánh, phối hợp để tinh giảm các thủ tục không cần thiết để đẩy nhanh thời gian và tiến độ thẩm định tài chính dự án.

- Tăng cờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định tài chính dự án trong toàn bộ hệ thống để đáp ứng đợc yêu cầu của tiến trình hiện đại hoá ngân hàng và nâng cao trình độ chuyên môn cũng nh đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, yếu tố quan trọng để nâng cao chất lợng thẩm định tài chính dự án .

- Tiếp tục đầu t vốn cho công việc nâng cao chất lợng cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định dự án đặc biệt là các phần mềm máy tính cho công tác thẩm định tài chính dự án để phát huy hết tính u việt của công nghệ thông tin, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính đối với các dự án xin vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy.DOC (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w