Nhân tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 25 - 28)

Là các nhân tố bên trong ngân hàng thuộc về bản thân ngân hàng trên tất cả các mặt hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Sự tác động đó được biểu hiện:

 Chính sách tín dụng:

• Chính sách tín dụng là nguyên tắc cơ bản chi phối sự mở rộng tín dụng giúp ngân hàng thiết lập kế hoạch tín dụng một cách chủ động trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường của ngân hàng. Chính sách tín dụng có nhiệm vụ nêu rõ những yếu tố bao gồm quy mô cho vay tối đa trong danh mục cho vay, yếu tố pháp luật, cơ cấu danh mục cho vay, những tiêu chuẩn chất lượng tín dụng:

• Đảm bảo mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp với thông lệ chung quốc tế. Ngân hàng tự quyết trong việc xác định: Đối tượng có thể cho vay vốn, ràng buộc về tài chính, phương thức quản lý hoạt động tín dụng, các loại sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp, thời hạn điều kiện áp dụng các loại sản phẩm tín dụng khác nhau...

• Xác định giới hạn áp dụng trong hoạt động tín dụng, đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Khi có được chính sách tín dụng đúng đắn, ngân hàng sẽ đáp ứng được cơ bản những điều kiện để thu hút khách hàng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật cũng như đường lối chính sách của Đảng và nhà nước mà đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng ngân hàng. Do đó, việc xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp đối với ngân hàng trước những điều kiện mới của môi trường kinh doanh là điều kiện để ngân hàng có chính sách tín dụng tốt.

 Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng với các bước cụ thể theo trình tự nhất định mang tính liên hoàn gắn bó chặt chẽ với nhau. Một quy trình tín dụng hợp lý và sự tuân thủ quy trình tín dụng của các cán bộ tín dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi cho vay. Mỗi ngân hàng, mỗi loại cho vay có một quy trình tín dụng riêng, tuy nhiên một quy trình tín dụng hợp lý phải bao gồm các giai đoạn cơ bản sau: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát thu nợ và thanh lý tín dụng.

• Phân tích tín dụng: phân tích khả năng sử dụng vốn và hoàn trả của khách hàng, qua đó tìm kiếm các tình huống có thể dẫn đến rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp kiểm soát rủi ro. Nội dung phân tích bao gồm: phân tích tài chính và phi tài chính.

• Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: là cơ sở đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng ngân hàng. Tuỳ theo loại khách hàng, loại và kỹ thuật cho vay qui mô của khoản tín dụng ngân hàng mà yêu cầu người đi vay phải cung cấp những thông tin như: tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, tài liệu liên quan đến đảm bảo các điều kiện vay vốn, khả năng hấp thụ vốn và khả năng hoàn trả vốn vay...

• Giám sát tín dụng: là việc kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được thực trạng các khoản vay để sớm phát hiện và có hành động can thiệp kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra. Điều này đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại phải lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hinh thức kiểm tra phù hợp, thiết lập hệ thống phòng ngừa rủi ro tín dụng ngân hàng một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

dụng đưa ra quyết định cho vay và phương pháp cấp vốn tín dụng cho khách hàng.

• Thanh lý và thu nợ tín dụng ngắn hạn: là khâu cuối cùng có tính chất quyết định của hoạt động ngân hàng do đó phải tích cực trong khâu thu nợ. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như các biện pháp sử lý chính xác đúng lúc sẽ giảm thiểu được các khoản nợ quá hạn từ đó làm tăng chất lượng tín dụng ngân hàng. Chất lượng tín dụng ngân hàng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt quy trình tín dụng ở các khâu và sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ ở mỗi khâu.

 Công tác tổ chức và chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng:

Nhằm tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, đồn thời có thể theo dõi quản lý sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, tổ chức ngân hàng cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan tài chính pháp lý khác... Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả nguồn vốn tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những máy móc, thiết bị tiên tiến...thì con người vẫn luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Khi xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng nhân sự ngày càng phải được nâng cao để có thể đối phó kịp thời và có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng ngân hàng.

Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, trình độ chuyên môn cao thể hiện bằng khả năng phân tích, xử lý các yêu cầu vay vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả các khoản vay. Việc vận hành các hoạt động tín dụng ngân hàng bởi các nhân viên đủ tiêu chuẩn là yếu tố quyết định sự thành công trong cho vay của ngân hàng.

 Thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động tín dụng ngân hàng

Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong các nghiệp vụ của ngành tài chính ngân hàng là một ngành có vai trò quan trọng và có tốc độ phát triển chóng mặt là cần thiết. Vì nó không những làm giảm khoản

chi phí bình quân cho các nghiệp vụ...tiết kiệm thời gian giao dịch...tạo cho cả ngân hàng và khách hàng dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư mới, đồng thời làm giảm gánh nặng trong công tác quản trị nhân sự đối với ngân hàng...sự phân tích của hệ thống công nghệ hiện đại sẽ nhanh, nhạy, chính xác và hạn chế được sự lợi dụng quyền hạn của một số cán bộ ngân hàng đưa ra quyết định cho vay không đủ tiêu chuẩn...Như vậy sự áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng cũng như sự tác động của các nhân tố này đến hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm tìm ra biện pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

 Kiểm soát nội bộ:

Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được những thông tin về thực trạng tín dụng cũng ngư hoạt động kinh doanh chung trong ngân hàng, nhằm xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Trong lĩnh vực tín dụng thì kiểm soát bao gồm:

• Kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán và các nghiệp vụ khác liên quan đến cho vay.

• Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục liên quan đến các khoản vay như: kiểm soát thẩm quyền và điều hành, quản lý giám sát các khoản cho vay, kiểm soát hồ sơ thủ tục cho vay...

Hoạt động kiểm soát giúp phát hiện những sai sót và nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện các khoản tín dụng, chính vì vậy mà ban lãnh đạo có thể kịp thời khắc phục sai sót, tránh rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w