Nhân tố ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 28 - 31)

Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng từ môi trường kinh doanh bao gồm các nhóm nhân tố sau:

 Nhân tố kinh tế:

Đây là nhân tố đầu tiên quan trọng trong nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bởi bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng diễn ra trong một môi trường kinh tế nhất định và chịu tác động mạnh mẽ bởi môi trường đó.

• Chính sách kinh tế của nhà nước: nhằm ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực để hạn chế những tiêu cực và đảm bảo sự phát triển

cân đối trong nền kinh tế cũng có tác động định hướng cho hoạt động tín dụng và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

• Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế có tác động trực tiếp và rõ nét đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Được biểu hiện qua các chỉ số kinh tế vĩ mô như: GDP, lãi suất, tỷ giá, lạm phát... khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế diễn ra bình thường và không chịu tác động tiêu cực của lạm phát và khủng hoảng. Trên cơ sở đó hoạt động tín dụng diễn ra một cách thuận lợi nhu cầu tín dụng tăng phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng được đảm bảo. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế lại là mục tiêu của bất kỳ một quốc gia nào, để tăng trưởng kinh tế có thể duy trì mức lạm phát nhất định để tăng trưởng tín dụng, kích cầu đầu tư. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong thời kỳ này, với các khoản tín dụng được thực hiện cũng khó có thể được sử dụng có hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho các ngân hàng thương mại. Trường hợp mở rộng quy mô tín dụng quá mức có thể làm cho giá cả tăng, lạm phát cao, các ngân hàng thương mại sẽ chịu thiệt hại do mất giá đồng tiền. Sự tăng trưởng quá nóng của một nền kinh tế luôn báo trước những rủi ro. Đó là chưa kể đến xu hướng tăng trưởng của một nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh của nó có thể dẫn đến chạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ làm nhu cầu vốn tín dụng tăng quá cao và quá nhiều khoản tín dụng được thực hiện nhưng những khoản này có thể khó được hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh không có kế hoạch dẫn đến suy thoái và khủng hoảng.

Tính cạnh tranh của thị trường: ảnh hưởng tới nguồn thu, lợi nhuận thậm chí suy thoái và phá sản của khách hàng.

 Môi trường tự nhiên:

Có thể mang lại khó khăn nhưng cũng có thể mang tới những điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và khác hàng mà khó có thể dự báo trước, thay đổi ngẫu nhiên qua các năm. Đặc biệt đối với các khoản tín dụng được cấp cho các đơn vị hoạt động chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên như ngành nông nghiệp, khai thác thuỷ hản sản, khai khoáng...đòi hỏi ngân hàng luôn phải thận trọng trong việc cấp tín dụng, không nên tập trung nguồn tín dụng quá lớn vào một hoặc một số lĩnh vực hoạt động trong môi trường chung tiềm ẩn nhiều rủi ro bất khả kháng...

 Môi trường khoa học - công nghệ:

Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và hoạt động của các ngân hàng và đặt ra vấn đề thời đại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng về việc nắm bắt tiếp cận và sử dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ tiên tiến.

 Môi trường chính trị - pháp luật:

Sự ổn định về chính trị, sự thống nhất và hoàn thiện, sự thay đổi của chính sách pháp luật có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động cũng như nguồn thu của các chủ thể và mọi cá nhân trong nền kinh tế do đó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động tín dụng ngân hàng.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 28 - 31)