III. Theo loại tiền
Trong năm 2009, chi nhánh thực hiện chi trả kiều hối được 7.714 món với số tiền là 9.037 ngàn USD.
2.1.4/ Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang
Công thương tỉnh Bắc Giang
Trong nền kinh tế hiện nay, kết hợp đa dạng hóa và chuyên môn hóa được xem như một nhu cầu bắt buộc đối với mọi thành phần kinh tế. Đối với riêng ngành ngân hàng, việc tìm ra một lĩnh vực chuyên sâu, thế mạnh nhằm khuyếch trương uy tín, tạo dựng thương hiệu, đồng thời tạo ra định hướng phát triển là điều tất yếu, tuy nhiên, bên cạnh đó, ngân hàng cần kết hợp nâng cao sự đa dạng hóa loại hình dịch vụ nhằm thu hút thêm lợi nhuận, tạo sự tiện lợi, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng là cần thiết. Mặt khác, đa dạng hóa loại hình sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng giúp ngân hàng có thêm cơ hội tìm kiếm doanh thu, nâng cao tỷ suất lợi nhuận, đem lại sự gắn kết chặt chẽ hơn với các thành phần kinh tế, đồn thời làm giảm thiểu những rủi ro phi hệ thống có thể mắc phải. dựa trên tinh thần đó, ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Bắc Giang hiện nay một mặt đẩy mạnh quá trình thu hút vốn đầu vào, một mặt kết hợp giữ vững thị phần, những khách hàng lâu năm- vốn có hệ số tín nhiệm tốt đông thời không ngừng tìm cách xâm nhập, mở rộng thị trường làm đa dạng hóa hơn thị trường hoạt động nhưng vẫn đảm bảo giữ vững uy tín, chất lượng bằng việc mở rộng có chọn lọc các thành phần khách hàng. Qua đó, không chỉ giúp nội tại ngân hàng không ngừng đi lên mà còn góp phần giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân trên địa bàn thành phố.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cho tới nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, do những khó khăn kinh tế trong và ngoài nước, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải thường xuyên cải tiến đổi mới công nghệ kỹ thuật, thay đổi mẫu mã sản phẩm... để làm những điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải cần một khối lượng vốn nhất định. Vì vậy nhu cầu vay vốn là rất lớn.
Nhằm thực hiện chủ trương chỉ đạo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Giang đã tích cực thay đổi cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư có trọng điểm cho các ngành: vật liệu xây dựng, Công ty đạm (theo sự chỉ đạo từ chính phủ)... chi nhánh đã nghiêm túc
đảm bảo hạn mức tín dụng được giao và chấp hành tốt cơ chế tín dụng hiện hành. Tính đến ngày 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Giang đạt 531.125 triệu đồng, tăng 136.256 triệu đồng so với năm 2008, đạt 120% so với kế hoạch trung ương giao, tỷ lệ tăng trưởng 34%. Thị phần cho vay chiếm 9% tòan hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Để biết rõ hơn về việc sử dụng vốn tại Ngân hàng Công thương Bắc Giang, ta xem bảng số liệu sau :
Bảng 5 : Cơ cấu dư nợ Ngân hàng Công thương Bắc Giang năm 2007 - 2008 - 2009
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ lệ (%)
Số dư TT (%) Số dư TT (%) Số dư TT (%) 08/07 09/08 08/07 09/08 Tổng dư nợ 305.689 100 395.259 100 531.214 100 89.570 135.955 29,3 39,9 Cho vay ngắn hạn 237.268 77,6 291.266 73,6 385.523 67,4 53.998 94.257 22,8 32,3 Cho vay dài hạn 68.421 22,4 103.993 26,4 185.691 34,6 35572 81.698 52 168,5 Nợ quá hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
(Số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và 2009 của NHCTBắc Giang)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Công thương Bắc Giang tăng so với năm 2008 là 94.257 triệu đồng với tốc độ tăng 32.3%, đến ngày 31/12/2009 đạt là 385.523 triệu đồng. Loại cho vay này chiếm tỷ trọng 67.4% tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay trung, dài hạn năm 2009 là 185.691 triệu đồng, tốc độ tăng là 168.5% so với năm 2008, tăng 81.698 triệu đồng so với năm 2008.
Bên cạnh đó, 2009 là một năm đánh dấu một số chuyển biến tích cực trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Chinhánh đã tích cực mở rộng thị phần, đầu tư cho các doanh ngiệp tại các khu công nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh ngoài các khách hàng truyền thống như Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Công ty cổ phần lương thực Hà Bắc, Công ty vật tư nông nghiệp Bắc Giang…
Cụ thể chi nhánh cũng đã đầu tư cho một số doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp huyện Hiệp Hoà (Công ty cơ khí Hà Thơ), cụm công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng (Công ty cơ khí Đỗ Kha), cụm công nghiệp Thọ Xương (doanh nghiệp Ngọc
Thơ)… bằng nguồn vốn ưu đãi KFW, DEG, SMEDF để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư máy móc thiết bị, sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh đã đầu tư cho Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (Khu công nhiệp Quang Châu – Việt Yên), các Công ty tại khu công nghiệp Đình Trám như Công ty SNC, Cty Trường thành, Cty Phú Thịnh…
Thực hiện đến 31/12/2009 chất lượng tín dụng tại chi nhánh được bảo đảm. Chi nhánh không có món nợ nào ở trạng thái nợ có khả năng mất vốn.
Mặc dù trên địa bàn tỉnh có nhiều Ngân hàng thương mại cùng tham gia cạnh tranh gay gắt, môi trường đâu tư còn hạn hẹp xong với phong cách phục vụ tận tình, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp nên công tác cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Giang vẫn giữ được ổn định.
2.2/ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG
Thông qua việc phân tích tình hình kinh doanh chung trên toàn Chi nhánh, ta thấy hoạt động của ngân hàng là khá ổn định, có mức tăng trưởng tín dụng tốt và kết quả kinh doanh khá khả quan. Để có được kết quả đó ngân hàng trong thời gian qua đã có những biện pháp đồng bộ tích cực, có cách nhìn nhận xa vấn đề, dựa vào tốc độ phát triển kinh tế để dự đoán nhu cầu tín dụng, cũng như những nhu cầu khác về sản phẩm tài chính khác. Tuy nhiên chỉ từ kết quả kinh doanh, dư nợ tăng trưởng cao vẫn chưa thể khẳng định rằng chất lượng tín dụng là hoàn toàn tốt vì bản thân chất lượng tín dụng là một khái niệm mang tính chất phức tạp: vừa mang tính định tính (đánh giá thông qua quy trình tín dụng, mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng...) và còn mang tính định lượng được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chí như hiệu suất sử dụng vốn, tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh, vòng quay vốn tín dụng.