Công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 45 - 47)

III. Theo loại tiền

2.2.1.2/Công tác kiểm tra, kiểm soát

Trong năm 2009, chi nhánh thực hiện chi trả kiều hối được 7.714 món với số tiền là 9.037 ngàn USD.

2.2.1.2/Công tác kiểm tra, kiểm soát

ngân hàng Công thương chi nhánh Bắc Giang thực hiện đặc biệt nghiêm túc, sát sao. Ngoài việc kiểm tra định kỳ của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra theo chương trình, trên toàn Chi nhánh đã triển khai thực hiện kiểm tra chéo giữa các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia một quy trình nghiệp vụ theo QĐ36-NHNN, công văn 5601 của NHCTVN và QĐ 26 của giám đốc Chi nhánh.

Trong bản báo cáo kết quả điều tra, mặc dù xuất hiện một vài thiếu sót nhỏ đã được cán bộ Chi nhánh sửa chữa, khắc phục kịp thời, xét tổng thể, các tiêu chí, yêu cầu được đặt ra đều được Chi nhánh đáp ứng tốt.

Hiện tai chi nhánh có 1 phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát hồ sơ trước khi cho vay và một phòng kiểm soát nội bộ gồm 3 người trong đó có 2 cán bộ trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay.

Quá trình kiểm tra kiểm soát cần được tiến hành từ khâu giải ngân, đến khâu sử dụng vốn vay và hoàn trở nợ vay:

• Tại khâu giải ngân cán bộ kiểm tra cần theo dõi việc giải ngân có tiền hành đúng lịch hay không, số tiền giải ngân có đúng như hợp đồng đã ký kết không?

• Tại khâu sử dụng vốn vay, cán bộ kiểm tra cần xem xét giấy tờ nhập xuất nguyên vật liệu, hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, nhập máy móc thiết bị…nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang thực hiện đúng như phương án vay vốn đã trình ngân hàng. Ngoài ra cán bộ còn phải xuống tận kho để kiểm tra xem thực tế có giống với những gì doanh nghiệp đã khai báo hay không? Việc kiểm tra ngoài mục đích giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng còn giúp ngân hàng nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp thuận lợi hay khó khăn, thuận lợi hay khó khăn ở khâu nào? Nếu những khó khăn đó ngân hàng có thể hỗ trợ được doanh nghiệp thì nên cử cán bộ xuống tư vấn vì khó khăn của doanh nghiệp cũng chính là khó khăn của ngân hàng. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tình hình tài chính của khách hàng đang có dấu hiệu xấu thì ngân hàng cần chuẩn bị phương án xử lý kịp thời trước khi khoản vay không thể thu hồi được nữa. Công việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh thường chỉ dựa trên chứng từ, hóa đơn do doanh nghiệp cung cấp chứ chưa có điều kiện kiểm tra thực tế. Đây là hạn chế lớn nhất tại

chi nhánh. Tuy nhiên hạn chế này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng việc bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận kiểm tra kiểm soát, hoặc cán bộ kiểm tra phối hợp với cán bộ trực tiếp đảm nhận món tín dụng đó để việc kiểm tra khách hàng tiến hành được thuận lợi hơn vì cán bộ tín dụng rất am hiểu về khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 45 - 47)