III. Theo loại tiền
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG
3.1/ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1/ Định hướng phát triển
Năm 2010 là năm thứ hai trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Bắc Giang nói riêng cần thể hiện sự nỗ lực hơn nữa, chung tay góp sức cho đất nước phục hồi đà tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn trước 2008. Mặt khác, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2015 ngân hàng Công thương xây dựng thành một ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của khu vực, hoạt động kinh doanh đa năng, có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có công nghệ cao, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và quốc tế.
Quán triệt chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng Công thương Việt Nam tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2010, ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Bắc Giang dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2010 cần thực hiện như sau:
Các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể:
• Dư nợ cho vay đạt 740 tỷ đồng, tăng 209 tỷ đồng (tăng 39,3%) so với năm 2009.
• Nguồn vốn huy động đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 221 tỷ đồng (tăng 22,5%) so với năm 2009.
• Tỷ lệ nợ xấu : Không phát sinh.
• Thu dịch vụ: đạt 3,7 tỷ đồng.
• Lợi nhuận (đã trích dự phòng rủi ro): đạt 15 tỷ đồng.
• Tài chính kinh doanh tiếp tục có lãi, đủ quỹ tiền lương, thưởng theo quy định. Căn cứ vào định hướng phát triển chung của ngân hàng Công
thương Việt Nam, Chi nhánh cũng đã xác định cho mình hướng phát triển riêng để phát huy được những thuận lợi cũng như khắc phục những khó khăn tồn tại.
Định hướng đó bao gồm:
o Các biện pháp điều hành chung:
• Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy tổ chức của chi nhánh đảm bảo phải đủ mạnh, bố trí thêm cán bộ cho phòng nghiệp vụ, thực hiện phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, cung cấp tiện ích và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch nhằm thu hút khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh.
• Bám sát định hướng, mục tiêu kinh doanh năm 2010 của ngân hàng Công thương Việt Nam, tích cực khai thác tối đa các tiện ích dự án hiện đại hoá ngân hàng, tiếp tục triển khai nối mạng thanh toán điện tử trực tiếp với các khách hàng lớn nhằm thu hút nguồn vốn và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện có và sản phẩm mới như: dịch vụ thanh toán. Dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ cho thuê két sắt, tư vấn môi giới kinh doanh chứng khoán - bất động sản, phát triển dịch vụ thẻ…
• Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra, kiểm soát nghịêp vụ để phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những tồn tại, sai xót phát sinh trong từng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng các hoạt động, đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả.
• Thực hiện tốt các chính sách khách hàng: Trên cơ sở nắm bắt và nghiên cứu kỹ các chính sách cơ chế ưu đãi của các ngân hàng thương mại khác đang thực hiện, diễn biến thị trường từ đó đưa ra đối sách, cơ chế phù hợp, hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Tăng cường đa dạng và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, quảng cáo để thu hút thêm khách hàng mới.
o Các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn:
• Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, tiếp tục mở rộng các hình thức tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm trả lãi tích luỹ theo số tiền gửi, tiết kiệm có thưởng.
nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ, quản lý tốt rủi ro lãi suất, giảm thấp lãi suất đầu vào, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao năng lực tài chính.
• Quan hệ tốt với các khách hàng truyển thống của ngân hàng như: Kho bạc nhà nước, các tổ chức bảo hiểm xã hội , quỹ hỗ trợ, các dự án, các đơn vị có nguồn thu thường xuyên thuộc ngành điện, nước, bưu điện… để thu hút tiền gửi và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
• Làm tốt công tác thanh toán, tăng cường nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích cho các tổ chức, thực hiện việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên của tổ chức đó để thu hút thanh toán qua chi nhánh, tận dụng nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi.
o Các biện pháp tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng
• Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cần kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng, coi trọng chất lượng tín dụng. Thường xuyên bám sát các đơn vị có nợ quá hạn, có các biện pháp xử lý nợ đạt hiệu quả.
• Tiếp tục duy trì kết hợp mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm tại chi nhánh, tăng cường tiếp cận cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, các đối tượng vay phục vụ nhu cầu đời sống tiêu dùng.
• Tập trung phân tích tài chính của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, làm tốt công tác phân loại khách hàng, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
• Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ, đi đôi với nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng, coi trọng chất lượng tín dụng. Thường xuyên bám sát các đơn vị có nợ quá hạn, có các biện pháp xử lý nợ đạt hiệu quả.
• Từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ thông qua chất lượng và hiệu quả công việc được giao. Thực hiện phân loại cán bộ, triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ở trong và ngoài nước, phấn đấu 100% cán bộ tối thiểu có bằng đại học và tiếp tục mở rộng các lớp học ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đáp ứng những nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực.
• Phối hợp tác nghiệp tốt giữa các phòng nghiệp vụ chuyên
môn, gắn công tác tín dụng với huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ với thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng… đáp ứng tối đa nhu cầu khách về thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…
Tiếp tục hát huy truyền thống đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới của ngân hàng Công thương Việt Nam, truyền thống đoàn kết giữa chuyên môn - Chi bộ Đảng - Công đoàn. Tập thể cán bộ công nhân viên chức chi nhánh thi đua phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, các mục tiêu đã đề ra. Xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh xuất sắc.
3.1.2/ Quan điểm của chi nhánh về hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
Hiệu quả tín dụng được xét trên góc độ doanh nghiệp và ngân hàng. Về phía doanh nghiệp, vay vốn có hiệu quả là phải đáp ứng được yêu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và hoạt động đó phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất trả gốc và lãi được cho ngân hàng. Hiệu quả này được thể hiện thông qua hiệu quả kinh doanh của đơn vị và tình hình thực hiện trách nhiệm với ngân hàng.
Ngân hàng cho vay có hiệu quả thể hiện ở chỗ bù đắp được chi phí trả lãi của việc huy động vốn và các chi phí có liên quan khác và phải đem về lợi nhuận cho ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào khả năng thu hồi an toàn của mỗi đông vốn bỏ ra theo đúng kỳ hạn ghi trong hợp đồng. Như vậy, hoạt động tín dụng chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi mà hiệu suất sử dụng vốn cao, an toàn và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh luôn mong muốn hoạt động tín dụng đạt được hiệu suất sử dụng vốn cao để mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó không được coi nhẹ yếu tố an toàn.
3.2/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
Về tổng quan, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cao tăng uy tín trong khách hàng và tăng vị thế trên thị trường hoạt động. Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh cũng hoà vào dòng chảy chung đó, phát triển khá mạnh và tạo nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng, tuy nhiên để tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa, số tiền sử dụng để cho vay chiếm tỷ trọng lớn hơn phát triển tương xứng với tổng nguồn vốn huy động thì vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng được đặt ra là rất cần thiết với ngân hàng. Vậy phải làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân
hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Bắc Giang? Xuất phát từ những nghiên cứu của mình về thực trạng hoạt động tín dụng (nhận định những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân) tại Chi nhánh, trong thời gian thực tập tại ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Bắc Giang tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh như sau:
Trước khi trình bày các giải pháp tôi xin được nhắc lại:
Những tồn tại chính trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang:
•Chất lượng thẩm định, phân tích tài chính khách hàng còn nhiều tồn tại.
• Tỷ trọng cũng như quy mô tổng dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh giảm.
• Hiệu suất sử dụng vốn còn thấp. Những mặt tích cực cần phát huy:
•Ngân hàng quan hệ tín dụng rất tốt đối với các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị lớn.
• Tăng trưởng tín dụng khá cao, nhất là tín dụng ngắn hạn.
• Nguồn vốn huy động ngày càng tăng...
• Vòng quay vốn tín dụng khá cao, tốc độ luân chuyển vốn nhanh.
Hệ thống giải pháp này nhằm phát huy những mặt mạnh trong hoạt động tín dụng và đồng thời cũng khắc phục những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
3.2.1/ Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng
Chi nhánh nên hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính khách hàng.
Thông qua việc cải thiện năng lực đánh giá khách hàng, ngân hàng sẽ xây dựng được một hệ thống thông tin có chất lượng cao hơn, thực chất hơn và đem lại hiệu quả trực tiếp trong việc cải thiện chất lượng nợ của ngân hàng. Từ đó nâng cao được uy tín và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Thông tin dù có hoàn thiện đến mức nào cũng không thể nói lên điều gì nếu như nó không được qua xử lí đánh giá...Để thông tin phát huy được tác dụng về việc phản ánh tình hình tài chính khách hàng thì vấn đề lựa chọn và hoàn thiện phương pháp phân tích là rất quan trọng. Phương pháp phân tích đang được sử dụng tại Chi nhánh là phương pháp tỷ trọng, phương pháp so sánh, và kết hợp cho điểm tín dụng. Chỉ với các phương pháp nêu trên là chưa đủ để có thể phân tích đánh giá khách
hàng một cách chính xác, mà chi nhánh nên áp dụng thêm phương pháp phân tích Dupont, bản chất phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời của doanh nghiệp thành một tỷ số chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp đó và từ đó nhận biết được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ như phân tích chỉ tiêu:
• ROE: Doanh lợi vốn chủ sở hữu.
• ROA: Doanh lợi doanh thu.
• FL: Hệ số đòn bẩy tài chính.
ROE =
ROA =
FL =