Hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 59 - 60)

III. Theo loại tiền

2.3.2.1/Hạn chế, khó khăn

Hiệu suất sử dụng vốn tại NHCT CN tỉnh Bắc Giang

2.3.2.1/Hạn chế, khó khăn

Mặc dù đạt được những thành công nhất định trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, song nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục. Đó là:

Việc phát triển mạng lưới điểm giao dịch còn nhiều hạn chế. Các hoạt động dịch vụ phát triển chưa đều, chưa có chương trình hành động cụ thể, kết quả đạt được còn nhiều hạn chế so với tiềm năng của Chi nhánh.

Trình độ cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, một số phòng nghiệp vụ còn thiếu cán bộ lâu năm, có trình độ năng lực và có kinh nghiệm có thể đáp ứng kịp yêu cầu hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, ý thức trách nhiệm của cán bộ chưa cao, kết quả công việc còn thấp, văn hoá ứng xử chưa tốt, chưa tích cực phối hợp để xử lý công việc, gây phiền hà cho khách hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Công tác nghiên cứu thị trường chưa được triển khai rộng rãi, các kênh thông tin còn hạn chế; công tác tiếp thị, marketing, tuyên truyền quảng bá về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa có sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao đối với các ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần trên địa bàn tỉnh.

• Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay tuy đã tăng trưởng nhanh hơn năm 2008 nhưng không ổn định vì: Số lượng khách hàng chưa nhiều, loại hình khách hàng chưa đa dạng, chất lượng hoạt động của khách hàng chưa ổn định. Nguồn vốn và dư nợ vẫn tập trung vào một số khách hàng lớn như Công ty

TNHH 1 thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Kho bạc Nhà nước, Công ty cổ phần lương thực Bắc Giang, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bắc Giang, Cty TNHH xuất nhập khẩu Thương mại tổng hợp Tấn Đạt, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang...Đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong việc phát triển các dịch vụ tín dụng ngân hàng; hoạt động ngân hàng đơn điệu, kém sôi động.

Ngoài ra những tồn tại về chất lượng hoạt động tín dụng còn thể hiện:

Công tác thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chất lượng thẩm định các phương án, dự án còn chưa cao. Nguyên nhân có thể do thiếu sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cơ quan tổ chức tư vấn chuyên môn, kỹ thuật.

• Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình và sự biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và tình trạng của các tài sản đảm bảo, nhằm tránh và chủ động đối phó với những biến động xấu có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Tăng trưởng dư nợ còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ giải ngân các dự án lớn, đồng tài trợ, thiếu sự chủ động trong tìm kiếm khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 59 - 60)