Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 69 - 71)

III. Theo loại tiền

3.2.2/Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tín dụng

Khi đó: ROE = ROA * FL

3.2.2/Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tín dụng

hàng, lựa chọn được các khách hàng tốt.

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính khách hàng: cán bộ tín dụng tại Chi nhánh không chỉ đơn thuần phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà cần:

• Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để nhìn nhận chính xác được tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng xem xét kỹ mức tồn quỹ, nếu mức tồn quỹ quá nhỏ thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đến hạn bị đe doạ nhưng nếu quá lớn thì làm giảm khả năng sinh lời từ vốn vay đó. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu luồng tiền ra vào doanh nghiệp trong thời gian nhất định từ đó có các quyết định thích hợp lựa chọn được đối tượng cho vay tốt làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

• Nghiên cứu kỹ lưỡng thuyết minh báo cáo tài chính trong đó cần tập trung nắm rõ chế độ hạch toán áp dụng tại đơn vị và kiểm tra tính sơ bộ, logic, hợp lý của số liệu trên BCTC.

Đi sâu phân tích báo cáo tài chính hơn nữa, khi phân tích Bảng cân đối kế toán ngân hàng đã phân tích các chỉ tiêu vốn lưu động ròng, nhưng chưa lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Nên lập ra để thấy những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu hình thành để đầu tư, xác định được hướng đầu tư của doanh nghiệp và mức độ hợp lý của các khoản tài trợ từ đó đưa ra các đánh giá sát với thực tế.

3.2.2/ Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tín dụng tín dụng

Thông tin đầu vào là yếu tố rất quan trọng đối với ngân hàng trong việc phân tích tài chính khách hàng. Những thông tin này có vai trò quyết định xem liệu doanh nghiệp, khách hàng có đủ điều kiện được vay vốn hay không, khả năng hoàn trả nợ

cho ngân hàng là bao nhiêu... Nếu không có điều kiện xuống trực tiếp cơ sở thì phải xem xét kỹ các báo cáo tài chính. Thông qua các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng sẽ phân tích số liệu, tính toán các chỉ số...Tuy nhiên các báo cáo tài chính đôi khi cũng không phản ánh tính thực tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp thường có xu hướng báo cáo tốt hơn tình hình thực tế để lấy lòng ngân hàng về khả năng trả nợ của mình.

Phải có sự kiểm tra của cơ quan kiểm toán độc lập với các doanh nghiệp trước khi gửi các báo cáo tài chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, khó áp dụng trong giai đoạn hiện nay do thói quen, do kiểm toán ở nước ta chưa phát triển cụ thể là để được kiểm toán phải mất chi phí kiểm toán cao và thời gian dài.

Nhằm đảm bảo đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá tài chính, khách hàng có thể thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng đã thiết lập hệ thống thông tin lưu trữ về khách hàng có quan hệ tín dụng bao gồm: Tên khách hàng, lĩnh vực hoạt động, số lần có quan hệ tín dụng với ngân hàng, quy mô thời hạn của khoản vay, tình hình hoàn trả gốc và lãi, xếp hạng tín dụng. Nhưng ngân hàng nên mở sổ theo dõi khách hàng vay vốn theo nghề kinh doanh hoặc theo loại hình doanh nghiệp để dễ dàng hơn trong quản lý và không tốn thời gian cho việc kiểm tra các thông tin khách hàng xin vay lần sau.

Ngoài ra cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin từ mạng INTERNET, từ báo tạp chí, từ các phương tiện truyền thông và sàng lọc các nguồn thông tin đó để hình thành nên hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách hàng.

Ngoài ra ngân hàng cũng có thể thu thêm thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC. Thông tin về tài chính của CIC chủ yếu được lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Căn cứ vào thông tin tài chính thu được CIC tiến hành xây dựng một số chỉ tiêu phân tích cơ bản như: Chỉ số thanh khoản, chỉ số hoạt động, chỉ số phản ánh cơ cấu vốn, chỉ số về lợi tức...Sau đó lượng hoá các chỉ số trên để tính toán lượng hoá các chỉ tiêu trên để tính điểm và xếp loại tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ số tài chính đã có tính đến yếu tố ngành, quy mô doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin khá đầy đủ, chính xác lại đã qua quá trình tổng hợp, phân tích nên ngân hàng có thể khai thác hợp lý và có hiệu quả.

Ngân hàng cũng phải thường xuyên đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp với thông tin từ các cơ quan tài chính khác (thuế, kế toán, công an) hoặc các bạn hàng đối tác của doanh nghiệp. Nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp cung cấp các

thông tin không thống nhất cho các bên liên quan với mục đích trục lợi gây thiệt hại cho người sử dụng thông tin trong đó có ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải thiết lập mối quan hệ với các cơ quan nói trên, có kế hoạch cụ thể về cách thức, thời gian và nội dung đối chiếu kiểm tra thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Giang.DOC (Trang 69 - 71)