CAO BIỀN ĐÀO HẢI CẢNG DONG CHÂU

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 28)

Biền đi tuần đến Dong Châu thấy cửa sông hẹp mà hiểm trở, nhiều đá to ở lòng sông, thuyền đụng phải đá là đắm. Biền bèn sai bọn Lâm Phúng, Dư Tồn Cố dẫn hơn 1000 thuỷ thủ đến khơi đào cho sâu, và dụ bảo rằng, trời vẫn giúp kẻ thuận, thần thì phù người thẳng, nay đào cửa biển để giúp cho dân, nếu ta không có tư tâm, thì có việc gì là khó. Bọn Phúng mộ nhân công khơi đào, hơn một tháng gần lưu thông được, duy giữa dòng nước có 2 tảng đá lớn đứng dựng, búa cũng không thể hạ được, đã toan bỏ dở, đến ngày 26 tháng 5, ban ngày bỗng có mây kéo đến tối đen, gió rất to, có sấm sét đến vài trăm tiếng, một lúc trời lại sáng, thì hai tảng đá vỡ tan mất rồi. Cao Biền lại lấy cớ rằng, sứ giả năm nào cũng đến, muốn khơi ra làm 5 lối để ở đó mà hộ tống. Những lối tắt có đá xanh ấy tương truyền rằng Mã Viện không làm nổi, mọi người thợ đều cho là khó khăn. Ngày 21 tháng 6 lại sấm động như trước, các tảng đá lớn đều tan vỡ, đường mới lưu thông được, nhân thế đặt tên là "Thiên oai cảng", hiện nay ở phía tây nam huyện Bác Bạch, Bạch Châu 100 dặm.

Lê Văn Hưu bàn rằng: Vì một Lý Trác tham tàn, đến nỗi gây nên họa người Mán cướp phá đến vài mươi năm, huống chi lại có người quá tệ hơn Lý Trác nữa. Được một Cao Biền biết đốc thúc, mà bình được vài vạn giặc Mán, huống chi có người hơn Cao Biền nữa. Vậy thì người khéo trị nước nên cẩn thận việc kén chọn Mục và Thú lắm.

Sử thần bàn rằng: Cao Biền phá Nam Chiếu để cứu vớt dân đời bấy giờ, xây thành Đại La, làm mạnh thế đô ấp muôn năm, công to tát lắm. Đến như việc khơi cửa sông, đặt ra trạm, làm việc công bằng, hkông hề có chút tư tình nào, vẫn là việc có thể

cảm được thần minh, mà được nhiều điểm tốt. Thời Ngũ Đại, Vương Thẩm Chi ở đất Mân, những người buôn bán qua lại, có sự ngăn trở ở Hoàng Kỳ, thế mà có một hôm sấm động, chỗ ấy thành ra hải cảng, người Mán theo về với Thẩm Chi, vì có đức chính

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)